Các chính sách quản lý nhà nước về thương mại thường được cấu trúc bởi 3 bộ phận cơ bản: (1) quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc của chính sách; (2) mục tiêu của chính sách; (3) các giải pháp và cơng cụ của chính sách.
- Các quan điểm chỉ đạo thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng, quản lý thống nhất của Nhà nước và điều hành của Chính phủ về kinh tế, thương mại. Cần xác lập các nguyên tắc để định hướng và điều chỉnh các hành vi kinh tế, thương mại dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của quản lý nhà nước về kinh tế. Trong đó, có nguyên tắc ưu tiên về mục tiêu, lựa chọn các nguồn lực, giải pháp hay công cụ chủ yếu để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả thực thi chính sách. (các nguyên tắc của chính sách, xem 8.1.2).
- Các mục tiêu của chính sách thường được hình thành dựa trên bối cảnh thực tiễn và xu hướng vận động của nền kinh tế, của thị trường. Mục tiêu là cái đích, là kết quả kỳ vọng đạt được trong một giai đoạn nhất định nhờ những nỗ lực giải quyết vấn đề bằng chính sách của Nhà nước đối với các vấn đề thương mại và kinh tế. Mục tiêu có nhiều loại: có mục tiêu chung và cụ thể, có mục tiêu định lượng bằng các chỉ tiêu và mục tiêu định tính, có mục tiêu trước mắt và dài hạn,... nhưng tất cả đều hướng tới thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Mục tiêu chung của chính sách quản lý nhà nước về thương mại là hướng dẫn, điều tiết, điều chỉnh các hoạt động thương mại theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện trên 2 mặt sau:
Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trong
và ngồi nước khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của nền kinh tế, các doanh nghiệp trong nước chủ động vươn ra thị trường nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào q trình phân cơng lao động quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu. Hai là, bảo vệ sản xuất trong nước và thị trường nội địa hợp lý, giúp các doanh nghiệp trong nước từng bước vươn lên trong
202
cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Phát triển kinh tế, thương mại trong điều kiện hội nhập phải hướng tới sự bền vững các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, giữ vững an ninh, chủ quyền lãnh thổ.
Mục tiêu cụ thể của chính sách quản lý nhà nước về thương mại cũng đa dạng, khác nhau trong từng giai đoạn phát triển. Trong thực tiễn, có chính sách hướng vào mục tiêu kích cầu tiêu dùng về hàng nông - thuỷ sản; phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, kích thích sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá trong các lĩnh vực gia công lắp ráp; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và thị trường xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh tốn; chống bn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các mục tiêu khác.
- Các giải pháp và cơng cụ của chính sách.
Các giải pháp thực hiện chính sách thường bao gồm giải pháp về kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, tổ chức, con người, giáo dục, truyền thơng. Trong đó, các giải pháp chính sách về kinh tế và kế hoạch, tổ chức, kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực có vai trị hết sức quan trọng để đảm bảo thực hiện chính sách thành cơng. Thực tiễn ở nước ta đã thực thi nhiều giải pháp chính sách của Nhà nước để quản lý thương mại như xây dựng ngành hàng hóa, dịch vụ mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực; đầu tư cho thương hiệu, cho xuất khẩu, cho hạ tầng thương mại, thị trường nông thôn; xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trọng điểm; các ưu đãi và hỗ trợ phát triển thương mại, xúc tiến thương mại và đầu tư; khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ; các giải pháp về quy hoạch thương mại; đào tạo và phát triển thương nhân, tơn vinh doanh nhân;...
Các cơng cụ của chính sách có nhiều loại như: Cơng cụ thuế trong chính sách tài chính, cơng cụ lãi suất trong chính sách tiền tệ, cơng cụ thuế quan và phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật và cơng cụ địn bẩy khác. Ngồi các công cụ gắn liền với biện pháp về kinh tế để kích thích lợi ích của các chủ thể
203
thương mại, cấu trúc cơng cụ của chính sách cịn bao gồm các quy định về hành chính, bắt buộc hoặc cơng cụ định hướng hành vi, chuẩn mực của người bán, người mua, của các bên tham gia hợp đồng thương mại và các công cụ kỹ thuật. Các công cụ này cũng phải sử dụng kết hợp thì các giải pháp thực hiện chính sách quản lý nhà nước về thương mại mới có hiệu quả, đạt được mục tiêu.
Có thể dẫn chiếu liên hệ thực tiễn về chính sách xuất khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO phản ánh cấu trúc các bộ phận chính sách trên:
- Quan điểm về chính sách định hướng xuất khẩu giai đoạn này là ưu tiên hàng đầu, nhưng mới chỉ tập trung vào xuất khẩu hàng hố nơng sản thơ, ngun liệu, tài ngun, khống sản và những hàng hóa sử dụng lao động với số lượng dồi dào, sẵn có, giá nhân cơng thấp.
- Mục tiêu chính sách xuất khẩu là thúc đẩy tăng trưởng theo giá trị kim ngạch, theo sản lượng của những nhóm hàng có lợi thế so sánh trong nước và tập trung vào các thị trường có dung lượng lớn, nhu cầu cao và thường chấp nhận theo các phương thức trao đổi chủ yếu do nước nhập khẩu chi phối như gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp.
- Giải pháp thực hiện gồm nhiều chính sách cụ thể như: xây dựng sản phẩm chủ lực, gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất khẩu, xây dựng khu chế xuất, chính sách ưu đãi (về tín dụng xuất khẩu, thuế xuất khẩu), hỗ trợ vật chất (thưởng xuất khẩu, trợ giá),...
- Cơng cụ của chính sách: thuế (miễn thuế xuất khẩu, hồn thuế đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu), lãi suất (vay phục vụ cho chế biến, xuất khẩu thấp), tỷ giá (đánh giá thấp đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu), và các địn bảy kích thích khác (thưởng xuất khẩu theo tốc độ tăng trưởng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm mới, thị trường xuất khẩu mới), trợ cấp, các ưu đãi về mặt bằng, thuế đối với các dự án đầu tư cho xuất khẩu, khu chế xuất,...
204
Trong q trình vận hành chính sách hiện nay, ưu tiên xuất khẩu vẫn là định hướng chủ đạo, cấu trúc các bộ phận chính sách cơ bản không thay đổi, nhưng quy định chính sách có sự thay đổi cho phù hợp với mơ hình tăng trưởng (khơng khuyến khích xuất khẩu sản phẩm thơ, đặc biệt là tài nguyên khống sản, khơng chỉ tập trung xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng chất xám ít, giá trị gia tăng thấp, mà chú trọng các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, cơng nghệ cao, giàu tri thức).