Nâng cao chất lượng thẩm định các quyết định, hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 125 - 126)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

9.4.6. Nâng cao chất lượng thẩm định các quyết định, hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về thương mạ

thực thi chính sách, pháp luật về thương mại

Các quyết định quản lý phải đáp ứng các yêu cầu về tính pháp lý, tính khoa học và thực tiễn. Mức độ chuẩn xác của các quyết định quản lý cùng với hiệu suất triển khai thực hiện càng cao thì hiệu lực thực thi các quyết định chính sách, pháp luật càng lớn.

264

Do vậy, giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định các quyết định trước khi ban hành có ý nghĩa trực tiếp và gián tiếp tới hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại. Để nâng cao chất lượng thẩm định các quyết định cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thẩm định các quyết định quản lý trước khi ban hành, lựa chọn cán bộ khoa học có trình độ chun mơn cao, am hiểu pháp luật, có phẩm chất, năng lực tổ chức và triển khai tốt công tác thẩm định, phải tăng cường phương tiện vật chất kỹ thuật, cơng nghệ thích hợp và đảm bảo điều kiện thời gian cần thiết cho công tác thẩm định. Chú trọng thẩm định các căn cứ, dữ liệu thông tin ra quyết định, nội dung, quy trình và phương pháp, kỹ thuật xây dựng các văn bản pháp luật, pháp quy cũng như các quyết định hành chính.

Để nâng cao hiệu suất triển khai thực thi, chính sách pháp luật về thương mại, cần làm tốt công tác tổ chức và chỉ đạo điều hành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Phải quan tâm tới các giải pháp đổi mới tổ chức bộ máy triển khai, phân công trách nhiệm cá nhân, tập thể rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa ngành và cấp, cấp trên và cấp dưới; có chương trình, kế hoạch và nguồn lực cụ thể, khả thi để thực hiện kể từ khi phổ biến chính sách, pháp luật đến thực hiện các tác nghiệp liên quan thủ tục, quy trình kỹ thuật gắn với thương mại, đầu tư, triển khai công tác thanh tra, giám sát, giải quyết các khiếu kiện, xử lý vi phạm; có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, lập báo cáo và đề suất các khuyến nghị điều chỉnh, xử lý kết quả phù hợp, kịp thời.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)