Vai trò của chính sách quản lý nhà nước về thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 66 - 68)

- Vai trò định hướng phát triển kinh tế ngành, các hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp và thương nhân theo mục tiêu chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại.

Chính sách của Nhà nước góp phần định hướng phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng trong cả nước, để tạo ra các luồng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trên thị trường ngày càng tăng lên, đa dạng và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Định hướng, hướng dẫn doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với các quyết định đầu tư vào lĩnh vực thương mại và hoạt động liên quan tới trao đổi hàng hoá, dịch vụ như hạ tầng thương mại (chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, sàn giao dịch, kho hàng, bến cảng, nhà ga,...), đầu tư và áp dụng các phương thức kinh doanh mới trong các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, phát triển thương mại điện tử theo định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại và kinh tế - xã hội.

- Vai trị kích thích, điều tiết các nguồn lực đầu tư phát triển thương mại và thị trường.

Chính sách của Nhà nước có vai trị điều tiết sự phân bổ các nguồn lực vật chất, kỹ thuật và con người trong nền kinh tế, tạo địn bẩy kích thích và động lực thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, công nghệ cao và các ngành hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có lợi thế so sánh. Nhà nước điều tiết các hoạt động kinh tế và thương mại, điều tiết phân bổ các nguồn lực đầu tư vào thương mại và phân phối thu nhập chủ yếu bằng các chính sách, biện pháp kinh tế như thuế, lãi suất, giá, tỷ

205

giá, quản lý ngoại hối và các định mức kinh tế - kỹ thuật. Các ưu đãi về thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế giai đoạn đầu sau đầu tư, điều kiện tín dụng và lãi suất hợp lý, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp phép đầu tư và triển khai dự án,... đi vào thực tiễn sẽ tạo động lực kích thích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là hạ tầng thương mại nông thôn và xuất nhập khẩu.

- Vai trị điều hồ cung cầu, bình ổn thị trường, giá cả và góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, an sinh xã hội.

Chính sách thương mại cùng với các chính sách kinh tế khác có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thị trường bởi nó tác động lên quan hệ cung cầu, giá cả và cạnh tranh. Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách tài khố và tiền tệ, chính sách thương mại và đầu tư, chính sách tín dụng, tỷ giá và quản lý ngoại hối,... bằng các biện pháp, cơng cụ thích hợp trong các chính sách đó mà góp phần bình ổn thị trường, giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô và giải quyết được các vấn đề xã hội, an sinh theo mục tiêu mà nhà nước đặt ra, đặc biệt đảm bảo đời sống của người dân ở những vùng khó khăn về những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu.

- Ngồi các vai trị chủ yếu trên, chính sách của Nhà nước về quản lý thương mại cịn có vai trị khác như: thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu thị trường, thúc đẩy q trình phân cơng và hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của ngành và doanh nghiệp, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế do khủng hoảng toàn cầu gây nên.

Chính sách tài chính và tín dụng, thương mại và đầu tư, khoa học công nghệ và môi trường,... hợp lý có tác động làm chuyển dịch các nguồn lực đầu tư vào các ngành, hình thành nên cơ cấu kinh tế mới theo hướng tối ưu, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác cũng như phân công lao động trong nội bộ ngành, giữa các ngành, giữa nước ta và các nước trong quá trình hội nhập và phát triển.

Trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu và khả năng phục hồi chậm như hiện nay, chính sách kinh tế có vai trị ổn định kinh tế vĩ mô,

206

ngăn chặn đà suy giảm kinh tế và lạm phát, cải thiện cán cân thanh tốn, lành mạnh hóa và khơi phục sức mạnh nền tài chính quốc gia.

8.1.2. Nguyên tắc cơ bản của chính sách quản lý nhà nước về thương mại thương mại

Các chính sách của Nhà nước về quản lý thương mại trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện, cần quán triệt những nguyên tắc cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)