Những vấn đề đặt ra đối với quá trình đổi mới kế hoạch hoá thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 56 - 61)

a. Những vấn đề đặt ra đối với quá trình đổi mới kế hoạch hoá thương mại thương mại

Để kế hoạch hố thương mại thực sự trở thành cơng cụ quản lý kinh tế quan trọng của Nhà nước và mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực thương mại, đổi mới kế hoạch hoá thương mại cần nhận thức đầy đủ những vấn đề có tính ngun tắc sau:

1) Kế hoạch hố thương mại trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

2) Kế hoạch hoá thương mại trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

3) Kế hoạch hoá thương mại đảm bảo mối quan hệ tương quan hợp lý giữa phát triển kinh tế thương mại với tiến bộ và công bằng xã hội.

4) Kết hợp chặt chẽ kế hoạch hoá theo ngành với kế hoạch hoá theo địa phương và vùng lãnh thổ.

b. Những xu hướng đổi mới cơng tác kế hoạch hố thương mại

1) Xu hướng kế hoạch hố mang tính hướng dẫn và gián tiếp.

Đây là xu hướng điển hình trong đổi mới cơng tác kế hoạch hố ở nước ta thời gian vừa qua. Theo đó, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh được thu hẹp, chỉ còn các chỉ tiêu như: Thu, chi ngân sách Nhà nước, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và một số chỉ tiêu đảm bảo ổn định lưu thơng hàng hóa, cung ứng dịch vụ đối với hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội. Đồng thời, phần lớn các chỉ tiêu hiện vật trước đây được thay thế bằng chỉ tiêu giá trị, chỉ duy trì những chỉ tiêu hiện vật đối với hàng hoá, vật tư thiết yếu như xăng dầu, lương thực.

Một mặt, các chủ thể căn cứ vào những chỉ tiêu hướng dẫn của Nhà nước, mặt khác xuất phát từ diễn biến của thị trường để lựa chọn các

195

quyết định kinh doanh của mình. Trong kế hoạch hố thương mại, Nhà nước tập trung định hướng và thông tin cho các cấp thực hiện kế hoạch những vấn đề chủ yếu như:

- Phương hướng, mục tiêu được tập trung nhằm phát triển thương mại. - Những thay đổi về chính sách, biện pháp và cơ chế quản lý.

- Xu thế và tiến trình hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, những thuận lợi và thách thức trong q trình đó.

- Những thành tựu khoa học - kỹ thuật trong nước và thế giới, khả năng ứng dụng trong kỳ kế hoạch.

- Những tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật quốc gia và quốc tế.

- Nhu cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế về số lượng, chất lượng, giá cả...

- Những biến động về thị trường, giá cả, tiền tệ trong nước và thế giới.

- Các điều kiện về nguồn lực, các cơ hội và thách thức có thể khai thác và tác động đến hoạt động thương mại trong kỳ kế hoạch...

Bảo đảm sự thống nhất nhiệm vụ kế hoạch, Nhà nước chủ yếu sử dụng biện pháp gián tiếp thông qua các công cụ, phương pháp điều tiết vĩ mơ như chính sách thuế, lãi suất tín dụng, giá cả, khuyết khích vật chất...

2) Xu hướng kế hoạch hố mang tính định tính và tổng qt.

Với phạm vi điều tiết được mở rộng sang mọi thành phần kinh tế và có tính hướng dẫn là chủ yếu, kế hoạch hố thương mại có xu hướng thu hẹp dần những chỉ tiêu kế hoạch mang tính chi tiết nhằm thiết lập những cơ cấu sản xuất, tiêu dùng của mọi hàng hoá và trực tiếp đến từng doanh nghiệp.

Thay vào đó, các cơ cấu cụ thể trong sản xuất và tiêu dùng được các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện thông qua yếu tố tự điều chỉnh của thị trường. Nhà nước chỉ tiến hành thiết lập những cân đối lớn, đảm bảo nền

196

kinh tế và thương mại phát triển có hiệu quả, như: cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp, cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, cân đối giữa phát triển kinh tế thương mại với phát triển bền vững, công bằng xã hội...

Việc phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý hoạt động kinh doanh, Nhà nước một mặt xoá bỏ kiểu kế hoạch hoá trực tiếp, làm thay doanh nghiệp, mặt khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quyền tự chủ về kế hoạch hoạt động của mình trên thị trường.

3) Xu hướng kế hoạch hố mang tính năng động, gắn liền với hiệu quả kinh tế.

Sau những thất bại của cơng tác kế hoạch hố ở nhiều nước trên thế giới mà đặc biệt là các nước XHCN trước đây, những tiếp cận mới về cơng tác kế hoạch hố đã chỉ ra rằng không chỉ coi kế hoạch hoá đơn thuần là soạn thảo các bản kế hoạch mà phải là một quy trình liên tục được đặc trưng bởi việc đánh giá thường xuyên tác động của những chính sách và có những điều chỉnh chính sách khi cần thiết. Nói cách khác, kế hoạch hoá phải ngày càng năng động, linh hoạt và mở rộng phạm vi cho sự vận hành của thị trường.

Đồng thời, kế hoạch hoá phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo và mục tiêu phải đạt tới. Trong cơ chế thị trường, các lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy và điều chỉnh các hành vi của các chủ thể trên thị trường. Vì vậy, kế hoạch hố phải nhận thức đầy đủ vai trị của các lợi ích kinh tế, sử dụng các lợi ích kinh tế như những công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu kế hoạch.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Phân tích vị trí và vai trị của cơng tác kế hoạch hóa thương mại với tư cách là một công cụ quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta hiện nay?

197

2. Phân tích nội dung và các nguyên tắc kế hoạch hóa thương mại? Liên hệ thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong cơng tác kế hoạch hóa thương mại ở nước ta (hoặc ở một địa phương, lĩnh vực thương mại) hiện nay?

3. Phân tích nguyên tắc và quy trình hoạch định chiến lược phát triển thương mại? Liên hệ thực tiễn vấn đề này trong xây dựng chiến lược phát triển thương mại nội địa (hoặc chiến lược xuất khẩu, nhập khẩu; Chiến lược phát triển thương mại dịch vụ...) ở nước ta hiện nay?

4. Phân tích căn cứ và nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển thương mại? Liên hệ thực tiễn vấn đề này trong xây dựng quy hoạch phát triển thương mại quốc gia (hoặc của một địa phương) ở nước ta hiện nay?

5. Phân tích yêu cầu và nội dung của kế hoạch phát triển thương mại 5 năm và hàng năm? Vai trò của kế hoạch phát triển thương mại 5 năm và hàng năm trong cơng tác kế hoạch hóa thương mại? Liên hệ thực tiễn vai trị cơng tác kế hoạch phát triển thương mại 5 năm và hàng năm ở nước ta hiện nay?

6. Phân tích sự cần thiết và xu hướng đổi mới và hồn thiện cơng tác kế hoạch hóa phát triển thương mại? Nêu một số giải pháp cho việc hoàn thiện cơng tác kế hoạch hóa phát triển thương mại ở một lĩnh vực thương mại hay địa phương cụ thể?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Đặng Đức Đạm (2000), Kế hoạch hóa kinh tế vĩ mơ (Sách

tham khảo), NXB Chính trị quốc gia.

2. Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Một

số vấn đề về lý luận, phương pháp luận phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.

198

199

Chương 8

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)