Về công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 127 - 130)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

b. Về công tác cán bộ

Giải pháp quan trọng hàng đầu là làm tốt công tác quy hoạch cán bộ. Cơng tác này phải có tầm nhìn xa gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí, luân chuyển cán bộ hợp lý, đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn để trưởng thành. Khi quy hoạch và xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cần cụ thể hóa các u cầu về phẩm chất, năng lực trí tuệ, chun mơn, đạo đức tác phong để họ có đủ “tâm và tầm”, “tâm và trí”, đủ sức gánh vác cơng việc, hoàn thành các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình cơng nghiệp hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh, ngăn ngừa kịp thời và xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và của cả cán bộ trong hệ thống quản lý nhà nước. Kết hợp cơ chế giám sát của người dân, người tiêu dùng và các hiệp hội kinh doanh, doanh nghiệp trong quản lý nhà nước. Tăng cường quyền hạn, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đối với công tác quản lý, bổ nhiệm, bãi nhiệm cán bộ thuộc quyền. Chú trọng đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, đánh giá cán bộ, thu hút người giỏi, người tài. Có chế độ đãi ngộ đúng đắn, phù hợp với trí tuệ và trách nhiệm cán bộ đã đóng góp khi thực hiện cơng vụ trong quản lý nhà nước về thương mại.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Phân tích những căn cứ khẳng định sự cần thiết tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình hội nhập hiện nay?

266

2. Trình bày những quan điểm cơ bản về đổi mới quản lý nhà nước đối với thương mại nước ta? Liên hệ thực tiễn vận dụng các quan điểm đó trong giai đoạn hội nhập hiện nay?

3. Trình bày khái quát những định hướng cơ bản đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta? Ý nghĩa nghiên cứu các định hướng đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

4. Trình bày những giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới quản lý nhà nước đối với thương mại nước ta? Vì sao phải thực hiện các giải pháp đó trong quản lý nhà nước về thương mại nước ta hiện nay?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị về

Hội nhập quốc tế.

2. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa X về Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO.

3. Nghị quyết số 49/2014/NQ-CP ngày 10/07/2014 của Chính phủ về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa X.

4. Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/06/2004 của Chính phủ về

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

268

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)