Chuyển đổi nhanh, mạnh hơn nữa sang quản lý nhà nước thống nhất bằng các chiến lược, quy hoạch, chính sách và pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 105 - 107)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

9.2.1. Chuyển đổi nhanh, mạnh hơn nữa sang quản lý nhà nước thống nhất bằng các chiến lược, quy hoạch, chính sách và pháp luật

thống nhất bằng các chiến lược, quy hoạch, chính sách và pháp luật về thương mại

Quản lý nhà nước về thương mại trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, chủ yếu sử dụng thống nhất trong cả nước, từng ngành và địa phương là cơng cụ kế hoạch (ngồi ra cịn có cơng cụ hạch tốn kinh tế xã hội chủ nghĩa). Hệ thống pháp luật về thương mại chưa được hình thành, chủ yếu ban hành các quy định chính sách đơn lẻ, riêng biệt cho từng lĩnh vực thương mại như lưu thông vật tư, phân phối hàng tiêu dùng và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Trên cơ sở đó, phân phối vật tư

244

phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng phục vụ đời sống, các hoạt động xuất nhập khẩu đáp ứng u cầu lưu thơng hàng hố trong nước theo kế hoạch với các chỉ tiêu ấn định mang tính pháp lệnh và được phê duyệt bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền của Nhà nước. Vận hành hệ thống thương mại chủ yếu bằng các biện pháp hành chính và ngun tắc phân phối bình qn, khơng dựa trên các u cầu của quy luật thị trường.

Chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đổi mới quản lý nhà nước về thương mại, trước hết và cần thiết phải coi trọng thị trường đồng thời tăng cường vai trò định hướng và điều tiết của Nhà nước về kinh tế, thương mại bằng các cơng cụ thích hợp. Đó là các cơng cụ quản lý bằng chiến lược, quy hoạch, chính sách và pháp luật về thương mại. Các cơng cụ này có quan hệ khơng tách rời nhau và đều tương tác ảnh hưởng tới thị trường. Các công cụ quản lý nhà nước về thương mại, một mặt được hình thành phải dựa vào thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường, của kinh tế - xã hội cũng như các dự báo triển vọng tương lai, mặt khác nhà nước sử dụng các công cụ quản lý trên cùng với thị trường, đáp ứng mục tiêu phát triển thương mại và kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Thực tiễn đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta đã có những tổng kết, đánh giá thành tựu đổi mới cơ chế chính sách và pháp luật về thương mại, chỉ đạo điều hành công tác hoạch định chiến lược phát triển thương mại và xây dựng quy hoạch phát triển thị trường nội địa, các loại hình kinh doanh và hạ tầng thương mại,... phù hợp với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các hạn chế thể hiện tương đối rõ đối với công cụ quản lý trên là đổi mới còn chậm so với yêu cầu thực tiễn trên nhiều mặt về thời gian ban hành, chậm khắc phục tính thiếu đồng bộ, thống nhất, chồng chéo của các văn bản quản lý, chất lượng, tính hiệu lực thực thi và hiệu quả sử dụng các công cụ quản lý trên cũng chậm được cải thiện, tính pháp lý đối với các chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại còn thấp.

245

Từ những vấn đề trình bày trên, cần xác lập quan điểm tiếp tục chuyển nhanh, mạnh hơn nữa quá trình đổi mới quản lý nhà nước về thương mại thống nhất trong cả nước cũng như ở từng địa phương bằng các chiến lược, quy hoạch phát triển thị trường, thương mại, bằng các hệ thống chính sách và pháp luật về thương mại trong tiến trình hội nhập. Cần nhận thức đúng đắn vai trò và mối quan hệ của các công cụ trên trong quản lý nhà nước về thương mại. Chiến lược là cơ sở của quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. Mục tiêu của chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại cũng là cơ sở để xây dựng các giải pháp và chính sách thực thi. Tất cả chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển thương mại đều phải phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật về thương mại và quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)