SỰ CẦN THIẾT TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 101 - 103)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

9.1. SỰ CẦN THIẾT TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA HỘI NHẬP

Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua nỗ lực tự do hóa về kinh tế và mở cửa thị trường trên các cấp độ song phương, đa phương. Đó cũng là q trình các quốc gia chủ động gắn kết nền kinh tế của mình với định chế kinh tế khu vực và quốc tế, trong đó các bên hoặc thành viên quan hệ với nhau theo các ràng buộc hay quy định chung thể hiện cam kết trong các hiệp định đã ký kết.

Hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm cả thương mại, đầu tư và tài chính, nhưng giai đoạn đầu chủ yếu các nước hội nhập về thương mại. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và quyết sách lớn về hội nhập. Tuy nhiên, tận dụng tiềm năng và cơ hội vẫn chưa thật tốt, những nguy cơ và thách thức từ hội nhập vẫn là rất lớn. Có những vấn đề vượt

240

ra khỏi phạm vi kinh tế, thương mại. Do vậy, cần thiết phải tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về thương mại trong bối cảnh mới của hội nhập quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chủ quyền và đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.

9.1.1. Các chủ trương, nghị quyết của Đảng về hội nhập kinh tế

quốc tế

Đảng ta đã có những chủ trương và nghị quyết quan trọng để chỉ đạo triển khai thực hiện quá trình hội nhập quốc tế.

Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng đã đề ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” và Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07/2001/NQ-TW ngày 27/11/2001 “Về hội nhập kinh tế quốc tế”.

Tại Đại hội lần thứ X, Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08/2007/NQ-TW ngày 05/02/2007 “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng chỉ rõ quan điểm nhất quán của Việt Nam thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (có bổ sung, sửa đổi năm 2011): “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Và Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/2013/NQ-TW ngày 10/04/2013 “Về hội nhập quốc tế”. Do vậy, cần tiếp tục triển khai cụ thể thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng về hội nhập trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại một cách tích cực, chủ động và hiệu quả.

241

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)