Đổi mới căn cứ, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và quy trình quản lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 121 - 123)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

9.4.2. Đổi mới căn cứ, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và quy trình quản lý

quy trình quản lý

Tăng cường căn cứ khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại, trong đó cập nhật và lưu trữ, hệ thống hóa, số hóa thơng tin, dữ liệu quốc gia, ngành cũng như ở các địa phương. Kế thừa kinh nghiệm các nước và quốc tế một cách có chọn lọc, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập của Việt Nam trong xây dựng cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật về thương mại. Tránh khuynh hướng chỉ dựa vào cơ sở lý thuyết hoặc kinh nghiệm, thiếu cập nhật những tri thức, thử nghiệm mới trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật dẫn đến khơng thích ứng với q trình vận động kinh tế, thương mại phải sửa đổi thường xuyên vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp, vừa tốn kém, lãng phí nguồn lực.

Tăng cường tính khoa học, tính hệ thống, đồng bộ, thống nhất, tính khả thi và minh bạch hóa của các cơng cụ quản lý. Tính khoa học thể hiện phải bám sát các cơ sở lý thuyết, thực tiễn, phù hợp quy luật khách quan. Tính hệ thống thể hiện ở quan hệ tương tác biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa tổng thể và bộ phận của hệ thống quản lý (gồm các công cụ, các phương pháp, các nguyên tắc quản lý, bộ máy tổ chức từ Trung ương đến địa phương), trong đó cái riêng, cái bộ phận gắn kết và phục tùng cái chung, cái tổng thể. Tính đồng bộ thể hiện ở sự hình thành đồng thời và mức độ ăn khớp trong phối hợp của hệ thống tổ chức, của các công cụ, phương pháp quản lý về thương mại của Nhà nước, của chính quyền các cấp. Tính thống nhất thể hiện sự nhất quán, không mâu thuẫn, trái ngược giữa quy định của Trung ương và địa phương, giữa các quy định chính sách và pháp luật khác nhau về thương mại, giữa quy định trong nước và quốc tế theo cam kết hội nhập. Tính minh bạch thể hiện thơng tin, dữ liệu về chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch về thương mại,... sẵn có, tiếp cận được, rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu và không mập mờ dẫn đến hiểu sai, xử lý theo các cách nào cũng được.

260

Đổi mới nội dung và phương pháp quản lý:

Nhà nước tập trung các nội dung quản lý thương mại gắn với các nhóm chức năng cơ bản: định hướng, tạo môi trường kinh doanh, điều tiết và kiểm soát, điều chỉnh hoạt động thương mại. Nhóm chức năng định hướng thể hiện ở các định hướng, mục tiêu chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại trong từng giai đoạn. Nhóm chức năng tạo lập mơi trường kinh doanh thể hiện ở xây dựng, thực thi cơ chế chính sách, thủ tục hành chính và các quy trình kỹ thuật liên quan tới kinh doanh thương mại. Nhóm chức năng điều tiết thể hiện ở việc hình thành và sử dụng các cơng cụ phân bổ, điều tiết di chuyển nguồn lực, phân phối kết quả và kích thích thương mại. Nhóm chức năng kiểm soát thể hiện ở các quy định và thực thi thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết các mâu thuẫn, khiếu kiện, tranh chấp thương mại và các vi phạm pháp luật. Cần từng bước tăng cường tính pháp lý của các chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại. Đồng thời, phân cấp mạnh hơn nữa quyền hạn, trách nhiệm quản lý thương mại cho chính quyền địa phương cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế vùng và tăng cường quản lý của địa phương trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập ở nước ta. Cần xác định rõ đối tượng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn của địa phương chủ yếu bao gồm: tất cả các hoạt động thương mại, cơ sở hạ tầng thương mại, lực lượng lao động thương mại, tài nguyên và môi trường liên quan tới hoạt động thương mại tại địa phương, thu ngân sách từ thương mại trên địa bàn. Từ đó xác định các biện pháp quản lý, kiểm sốt của chính quyền cho phù hợp với thực tiễn thương mại ở từng địa phương.

Phải tăng cường các biện pháp quản lý và điều tiết thương mại bằng kinh tế là chủ yếu dựa trên cơ sở quy định của chính sách, pháp luật kết hợp giáo dục, động viên khích lệ thương nhân, tơn vinh doanh nhân với các biện pháp hành chính, hướng dẫn, điều chỉnh, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật và đạo đức kể cả đối với nhà kinh doanh và cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước về thương mại.

261

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)