Xây dựng đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 109 - 111)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

9.2.3. Xây dựng đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng

trường. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, an toàn và các hoạt động kinh doanh trái pháp luật khác

Hình thành đồng bộ và tổ chức hợp lý các loại thị trường, nhất là các thị trường dịch vụ như thị trường vốn, chứng khốn, lao động, khoa học cơng nghệ, bất động sản,... Nhà nước đảm bảo về mặt cơ chế, chính sách quản lý để các thị trường đó vận hành thường xun, thơng suốt và ổn định, có biện pháp chống đầu cơ, trục lợi gây bất ổn thị trường, lãng phí trong sử dụng tài nguyên đất đai, tri thức,... Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài tiến hành đầu tư và hoạt động kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

248

Chú trọng khai thác tiềm năng và lợi thế của mọi thành phần kinh tế, các loại hình, hình thức thương mại và tổ chức kinh doanh khác nhau ở thị trường nội địa, thể chế hoá thương mại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Tập trung quy hoạch, xây dựng và vận hành có hiệu quả các chợ đầu mối về nông sản phẩm phục vụ cho chế biến, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Quan tâm đến hoàn thiện thể chế để khai thác tốt các cơ hội từ mở cửa thị trường đồng thời bảo vệ vững chắc sản xuất và thị trường nội địa cũng như quyền lợi của người tiêu dùng trong hội nhập thương mại và cạnh tranh. Đối với thị trường nước ngoài, chú trọng tới các tổ chức và quy chế hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, văn phòng đại diện và các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam khi có những tranh chấp hoặc khiếu kiện về thương mại. Đặc biệt, cần bổ sung và hồn thiện các chính sách nhằm phát triển hình thức xuất khẩu tại chỗ các hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân người nước ngoài đang làm việc, sinh sống và kinh doanh tại Việt Nam.

Một trong những thách thức lớn nhất của kinh tế thị trường hội nhập là sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trái pháp luật như: hàng giả, hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, khơng đảm bảo u cầu về vệ sinh và an toàn. Do vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng khơng đảm bảo vệ sinh an tồn cho người sử dụng và các hình thức kinh doanh trái pháp luật khác một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để bảo vệ lợi ích kinh doanh hợp pháp, quyền lợi của người tiêu dùng. Đó cũng là quan điểm thể hiện thực thi có trách nhiệm cam kết hội nhập và bảo vệ thành quả của sự phát triển bền vững thị trường nội địa. Nhà nước phải kiểm soát được trên thực tế hoạt động của các chủ thể kinh doanh theo pháp luật mới thể hiện được thực quyền trong thực hiện các chức năng, vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại.

249

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)