IV. Luật quốc tế hiện đại
3. Hệ thống Luật quốc tế hiện đại
Luật quốc tế hiện đại là hệ thống pháp luật đặc biệt cùng song song tồn tại với hệ thống pháp luật của từng quốc gia. Luật quốc tế không chỉ đơn thuần là tổng thể các quy phạm mà là hệ thống các yếu tố cấu thành cuả nó và có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Hệ thống Luật quốc tế bao gồm Luật quốc tế chung, Luật quốc tế khu vực; các nguyên tắc, chế định và quy phạm Luật quốc tế; các ngành luật trong hệ thống Luật quốc tế v.v...
Luật quốc tế là hệ thống pháp luật đặc biệt bởi vì nó bao gồm những đặc điểm riêng biệt khác hẳn với các ngành luật trong hệ thống pháp Luật quốc gia.
a- Các nguyên tắc của Luật quốc tế hiện đại
Luật quốc tế hiện đại đ−ợc tạo nên tr−ớc tiên bởi hệ thống các nguyên tắc, bao gồm: các nguyên tắc cơ bản, các nguyên tắc chuyên ngành, các nguyên tắc của Luật quốc tế khu vực và nguyên tắc trong quan hệ song ph−ơng.
Trong hệ thống nguyên tắc này, các nguyên tắc cơ bản đ−ợc coi là hạt nhân của cả hệ thống Luật quốc tế hiện đại. Vì thế trong giáo trình này các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đ−ợc trình bày trong một ch−ơng riêng biệt (Ch−ơng II).
Các nguyên tắc chuyên ngành đ−ợc đề cập đến trong từng lĩnh vực khác nhau của Luật quốc tế, Ví dụ: nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh
thổ trong lĩnh vực lãnh thổ và biên giới quốc gia; nguyên tắc tự do biển cả trong lĩnh vực biển; nguyên tắc bất khả xâm phạm trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao trong lĩnh vực ngoại giao và lãnh sự, v.v...
Trong quan hệ song ph−ơng hoặc quan hệ giữa các quốc gia cùng khu vực địa lý có các nguyên tắc riêng điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia này và chỉ có giá trị bắt buộc đối với họ.
Tuy nhiên, dù là nguyên tắc chuyên ngành hay nguyên tắc của Luật quốc tế khu vực thì một yêu cầu đặt ra là chúng phải đ−ợc xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và không trái với những nguyên tắc này.
b. Các quy phạm của Luật quốc tế hiện đại
Về mặt cơ cấu, các quy phạm của Luật quốc tế đ−ợc chia thành: quy phạm chung và quy phạm riêng; quy phạm mệnh lệnh và quy phạm tuỳ nghi; quy phạm điều −ớc và quy phạm tập quán.
Quy phạm chung là quy phạm trong các điều −ớc quốc tế toàn cầu và là cơ sở của tồn bộ hệ thống Luật quốc tế. Ví dụ: Các quy phạm của Công −ớc Viên về Luật biển năm 1982, của các Công −ớc Viên năm 1961 về quan hệ Ngoại giao và năm 1963 về quan hệ Lãnh sự, v.v... Các điều −ớc quốc tế có tính chất tồn cầu này có sự tham gia của đại đa số quốc gia nên các quy phạm của nó trở thành bắt buộc chung cho mọi quốc gia, dù là thành viên hoặc không là thành viên.
Quy phạm riêng (quy phạm không phổ biến) là quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc đối với các quốc gia thành viên ký kết hoặc tham gia điều −ớc quốc tế trong đó có các quy phạm này. Đó là các quy phạm trong điều −ớc quốc tế đa ph−ơng hoặc song ph−ơng ở phạm vi khu vực.
Quy phạm mệnh lệnh của Luật quốc tế là quy phạm bắt buộc đối với các quốc gia liên quan. Các quốc gia không đ−ợc quyền thoả thuận để không áp dụng loại quy phạm này nếu nh− nó quy định nghĩa vụ của quốc gia phải áp dụng. Ví dụ, Điều 17 Cơng −ớc Luật biển năm 1982 quy định: "Tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay khơng có biển đều đ−ợc h−ởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải". Nh− vậy, qua lại vô hại trong lãnh hải là quyền của tàu thuyền tất cả các n−ớc, và quốc gia ven biển phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền qua lại này mà khơng đ−ợc có quy định khác nhằm ngăn cản tàu thuyền n−ớc ngoài thực hiện quyền của mình theo Cơng −ớc.
Quy phạm tuỳ nghi của Luật quốc tế là quy phạm theo đó các quốc gia liên quan có quyền thoả thuận áp dụng hoặc khơng áp dụng, nh−ng không đ−ợc làm thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác. Ví dụ, theo Luật biển quốc tế, lãnh hải là một phần của lãnh thổ quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia và tàu thuyền n−ớc ngồi khơng đ−ợc đánh
bắt cá trong vùng biển này. Tuy nhiên, hai quốc gia có thể ký kết điều −ớc quốc tế, trong đó quốc gia này cho phép tàu thuyền của quốc gia kia đánh bắt cá trong lãnh hải của mình.
Cũng cần nhận rõ rằng việc phân biệt giữa nguyên tắc và quy phạm Luật quốc tế chỉ mang tính −ớc lệ, bởi vì có hàng loạt quy phạm đ−ợc gọi là các nguyên tắc của Luật quốc tế. Ví dụ, Điều 2 Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc đã đ−a ra các nguyên tắc bắt buộc đối với mọi quốc gia trong quan hệ quốc tế nh−: không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, hồ bình giải quyết tranh chấp quốc tế, v.v... Các ngun tắc này có tính quy phạm rõ ràng, vì nó làm phát sinh hiệu lực pháp lý bắt buộc các chủ thể có nghĩa vụ phải tuân theo.
Học thuyết Luật quốc tế và thực tiễn của các quốc gia chỉ rõ rằng, các nguyên tắc của Luật quốc tế là những quy phạm khác với các quy phạm thông th−ờng của Luật quốc tế ở chỗ nó mang tính chất chung và chỉ đụng chạm đến những vấn đề chính của quan hệ quốc tế mà không trực tiếp điều chỉnh từng vấn đề cụ thể. Vì thế, những nguyên tắc của Luật quốc tế chính là những quy phạm có tính ngun tắc.
c. Về thứ bậc của quy phạm Luật quốc tế
Về mặt lý luận, không phải tất cả các quy phạm Luật quốc tế đều có giá trị pháp lý nh− nhau. Chính vì thế, chúng ta có thể nói đến thứ bậc (đẳng cấp) của các loại quy phạm này.
Việc phân thành thứ bậc các loại quy phạm Luật quốc tế là cần thiết, vì rằng trong quan hệ quốc tế có những tr−ờng hợp để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể giữa các quốc gia lại có thể bắt gặp các loại quy phạm khác nhau. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải −u tiên áp dụng quy phạm nào trong từng tr−ờng hợp cụ thể này.
Tr−ớc tiên có sự phân biệt thứ bậc giữa quy phạm mệnh lệnh và quy phạm tuỳ nghi, trong tr−ờng hợp này quy phạm mệnh lệnh có giá trị pháp lý cao hơn.
Tiếp theo là sự phân chia thứ bậc giữa quy phạm trong Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc với các quy phạm của các điều −ớc quốc tế khác nhau. Theo Điều 13 của Hiến ch−ơng thì trong tr−ờng hợp mà nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đ−ợc quy định trong Hiến ch−ơng mâu thuẫn với nghĩa vụ của các quốc gia này theo quy định tại điều −ớc quốc tế nào đó thì nghĩa vụ theo Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc có hiệu lực pháp lý −u tiên hơn.
Trong thực tế chúng ta còn thấy sự phân chia thứ bậc của các quy phạm điều −ớc quốc tế căn cứ vào cơ quan ký kết. Theo thứ tự, điều −ớc quốc tế cấp chính phủ
có giá trị −u tiên hơn so với điều −ớc quốc tế cấp bộ, ngành, vì nó đ−ợc ký kết ở cấp cao hơn.
d. Các ngành luật trong hệ thống Luật quốc tế hiện đại
Luật quốc tế là tổng thể những nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác nhau tham gia vào quan hệ quốc tế liên chính phủ. Các quy phạm này điều chỉnh từng lĩnh vực riêng biệt của đời sống quốc tế và nằm trong một thể thống nhất, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, gọi là hệ thống Luật quốc tế.
Hệ thống Luật quốc tế đ−ợc tạo nên bởi các ngành luật có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Khơng có từng ngành Luật quốc tế riêng biệt thì khơng thể có một hệ thống Luật quốc tế độc lập tách khỏi hệ thống pháp Luật quốc gia. Và nh− vậy, hệ thống Luật quốc tế đ−ợc cấu thành bởi hệ thống các ngành luật riêng biệt của Luật quốc tế.
Trong học thuyết về Luật quốc tế ở các n−ớc khơng có sự phân chia giống nhau về các ngành luật của Luật quốc tế hiện đại.
ở Việt Nam, quan điểm truyền thống cho rằng Luật quốc tế hiện đại bao gồm các ngành luật chủ yếu, nh−: Luật biển quốc tế, Luật hàng không dân dụng quốc tế, Luật điều −ớc quốc tế, Luật Ngoại giao và lãnh sự, luật lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật tổ chức quốc tế, dân c− trong Luật quốc tế, Luật về hồ bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, Luật an ninh quốc tế và giải trừ quân bị, Luật lệ và tập quán quốc tế về chiến tranh, trách nhiệm pháp lý quốc tế.
Ngoài ra, trong hệ thống Luật quốc tế còn bao gồm các ngành luật mới xuất hiện trong mấy thập niên gần đây, nh−: Luật kinh tế quốc tế, Luật vũ trụ quốc tế, Luật quốc tế về bảo vệ môi tr−ờng.
Nh− vậy, hệ thống Luật quốc tế bao gồm các ngành luật khác nhau, trong đó mỗi ngành luật lại bao gồm các chế định, các quy phạm cùng điều chỉnh loại quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống quốc tế.