V. Nguồn của Luật quốc tế hiện đại
2. Điều −ớc quốc tế
Điều −ớc quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm Luật quốc tế.
Điều −ớc quốc tế có thể là đa ph−ơng tồn cầu hoặc khu vực, hoặc cũng có thể là điều −ớc song ph−ơng.
Điều −ớc quốc tế đa ph−ơng toàn cầu là văn bản pháp lý quốc tế có sự ký kết hoặc tham gia của hầu nh− tất cả các quốc gia trên thế giới, Ví dụ: Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc, Công −ớc của Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật biển, Công −ớc Chicagô năm 1944 về hàng không dân dụng quốc tế, v.v...
Điều −ớc quốc tế đa ph−ơng khu vực là văn bản pháp lý quốc tế có sự ký kết hoặc tham gia của từ ba quốc gia trở lên, th−ờng đ−ợc ký kết trong phạm vi các quốc gia hoặc có cùng chung khu vực địa lý, hoặc có chế độ chính trị, kinh tế-xã hội gần gũi nhau, Ví dụ: các điều −ớc quốc tế đ−ợc ký kết giữa các n−ớc thuộc Liên minh châu Âu, giữa các n−ớc khối ASEAN, giữa các n−ớc thuộc khối NATO hoặc khối VARSAVA tr−ớc đây.
Điều −ớc quốc tế song ph−ơng là văn bản pháp lý quốc tế đ−ợc hai quốc gia trực tiếp ký kết, nh−: Hiệp −ớc hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 18/7/1977; Hiệp định về Vùng n−ớc lịch sử chung Việt Nam - Cămpuchia ngày 7/7/1982; Hiệp định về Hợp tác và Hữu nghị giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô năm 1978; Hiệp định về Biên giới giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 30/12/1999; v.v...
Điều −ớc quốc tế đ−ợc coi là nguồn cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, vì tuyệt đại bộ phận quy phạm Luật quốc tế hiện đại đều nằm trong điều −ớc quốc tế và do các quốc gia xây dựng nên. Nếu nh− từ những năm 70 về tr−ớc hầu nh− chỉ có điều −ớc quốc tế đ−ợc ký kết giữa các quốc gia thì ngày nay xuất hiện điều −ớc quốc tế giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ với nhau, cũng nh− điều −ớc quốc tế giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Điều −ớc quốc tế là nguồn cơ bản của Luật quốc tế, nh−ng về mặt lý luận không phải mọi điều −ớc quốc tế đã có hiệu lực đều đ−ợc coi là nguồn của Luật quốc tế.
Một điều −ớc quốc tế đ−ợc coi là nguồn của Luật quốc tế nếu nó đáp ứng đợc các yêu cầu sau đây:
- Một là, điều −ớc quốc tế phải đ−ợc xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng giữa các chủ thể. Tự nguyện và bình đẳng khơng phải là ngun tắc đặc thù của điều −ớc quốc tế mà là nguyên tắc chung của các ngành luật, của việc ký kết các loại hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng.
Điều −ớc quốc tế đ−ợc ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng thì các chủ thể của nó mới thể hiện đ−ợc ý chí của mình, và khi ấy họ mới tự nguyện thực hiện những cam kết đã thoả thuận. Với ý nghĩa đó, chỉ khi ấy các điều −ớc quốc tế này mới phát sinh hiệu lực thực tế, mới đ−ợc coi là nguồn của Luật quốc tế.
- Hai là, điều −ớc quốc tế đ−ợc ký kết phải có nội dung phù hợp với những
nguyên tắc cơ bản và các quy phạm có giá trị pháp lý cao nhất của Luật quốc tế. Ví dụ, các điều −ớc quốc tế có những quy định trái với Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc, trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, nh− nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đ−ợc coi là trái với pháp Luật quốc tế và không thể là nguồn của nó đ−ợc.
Lập luận này đ−ợc coi là có cơ sở, vì cũng giống nh− trong mỗi hệ thống pháp Luật quốc gia Hiến pháp đ−ợc coi là đạo luật cơ bản, trong đó bao gồm các quy phạm có tính ngun tắc và các quy phạm về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà n−ớc, về quyền và nghĩa vụ của công dân,... đ−ợc coi là cơ sở, nền tảng cho tất cả các đạo luật và các văn bản pháp quy khác của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp Luật quốc gia.
Nếu nh− trong hệ thống pháp Luật quốc gia các quy phạm có tính ngun tắc, các quy phạm hiến pháp là cơ sở cho cả hệ thống pháp luật thì trong hệ thống Luật quốc tế các quy phạm nguyên tắc, các quy phạm trong điều −ớc quốc tế toàn cầu đ−ợc coi là cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống. Và nh− vậy, các điều −ớc quốc tế đa ph−ơng hoặc song ph−ơng khác có nội dung trái với những nguyên tắc và quy phạm cơ bản của Luật quốc tế hiện đại thì hiển nhiên khơng có giá trị pháp lý và không thể là nguồn của Luật quốc tế.