V. Nguồn của Luật quốc tế hiện đại
1. Khái niệm nguồn của Luật quốc tế
Hiểu theo nghĩa rộng của từ thì nguồn của Luật quốc tế là những điều kiện vật chất của cuộc sống xã hội tác động và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ chính trị, kinh tế,... giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế.
Theo nghĩa pháp lý thì nguồn của Luật quốc tế là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp lý quốc tế, là kết quả của q trình thoả thuận ý chí của các chủ thể Luật quốc tế.
Về mặt lý luận, thoả thuận ý chí là biện pháp duy nhất để xây dựng hay cơng nhận quy phạm pháp lý quốc tế. Chỉ có thơng qua thoả thuận các chủ thể mới đạt đ−ợc kết quả xây dựng quy phạm điều −ớc hoặc cùng công nhận các quy phạm tập quán có ý nghĩa pháp lý ràng buộc mình.
Vấn đề nguồn của Luật quốc tế hiện đại có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, vì trong mọi tr−ờng hợp các chủ thể liên quan hoặc các cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền đều phải trả lời câu hỏi rằng, đối với quan hệ xã hội cụ thể này thì cần phải đ−ợc điều chỉnh bằng quy phạm nào của Luật quốc tế? Và cuối cùng câu hỏi cần phải có lời giải đáp rõ ràng là, những hình thức biểu hiện nào đ−ợc coi là nguồn của Luật quốc tế, những hình thức nào khơng phải là nguồn của nó? Hay nói theo cách khác thì nguồn của Luật quốc tế đ−ợc ghi nhận trong hình thức biểu hiện nào?
Để có đ−ợc chính xác danh mục các loại nguồn của Luật quốc tế hiện đại chúng ta phải xuất phát từ lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và áp dụng quy phạm pháp lý quốc tế, trên cơ sở phân tích các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng liên quan đến việc khẳng định nội dung của khái niệm này.
Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế Liên Hợp Quốc quy định Toà án trên cơ sở Luật quốc tế có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp theo yêu cầu của các bên, đ−ợc áp dụng:
- Các công −ớc quốc tế chung hoặc riêng, trong đó có các quy định đ−ợc các quốc gia tranh chấp thừa nhận;
- Tập quán quốc tế nh− một chứng cứ thực tiễn chung, đ−ợc thừa nhận là quy phạm pháp luật;
- Các nguyên tắc pháp lý đ−ợc các dân tộc văn minh thừa nhận;
- Với điều kiện nêu ở Điều 59, các quyết định của Toà án và học thuyết của chuyên gia các n−ớc khác nhau có chun mơn cao nhất về Công pháp quốc tế đ−ợc coi là ph−ơng tiện để xác định quy phạm pháp luật.
Điều 38 Quy chế Tồ án Liên Hợp Quốc đ−ợc giải thích khác nhau trong sách báo pháp lý quốc tế ở các n−ớc. Có tác giả cho rằng nguồn của Luật quốc tế hiện đại là tất cả các hình thức đ−ợc nêu trong Điều 38 của Quy chế, bao gồm: điều −ớc quốc tế, tập quán quốc tế, nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, án lệ của Toà án quốc tế Liên Hợp Quốc và học thuyết của các luật gia danh tiếng về Công pháp quốc tế 1. Ng−ợc lại, có quan điểm lại xuất phát từ chỗ cho rằng nguồn của Luật quốc tế hiện đại chỉ bao gồm điều −ớc quốc tế và tập quán quốc tế.
Chúng ta sẽ lần l−ợt xem xét về các loại nguồn của Luật quốc tế hiện đại theo quan điểm của các tác giả giáo trình này.