VI. Mối quan hệ giữa Luật quốc tế và pháp Luật quốc gia
4. Thực hiện Luật quốc tế ở các quốc gia
a. Học thuyết "Chuyển hoá" Luật quốc tế vào pháp Luật quốc gia
Lâu nay trong khoa học pháp lý ở Việt Nam và các n−ớc xuất hiện và phát triển rộng rãi học thuyết về "Chuyển hoá" Luật quốc tế vào pháp Luật quốc gia, hay nói chính xác hơn là sự "chuyển hoá" các quy phạm Luật quốc tế vào trong hệ thống quy phạm pháp Luật quốc gia.
Các học giả trung thành của thuyết "Chuyển hoá" cho rằng tự bản thân Luật quốc tế khơng có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ quốc gia, vì thế muốn cho nó đ−ợc thực hiện ở từng quốc gia thì các quốc gia phải thực hiện quá trình gọi là "chuyển hoá", tức là chuyển quy phạm Luật quốc tế vào trong pháp Luật quốc gia hoặc thành quy phạm Luật quốc gia.
Trong số những ng−ời theo học thuyết "Chuyển hố" cũng có những lập luận khác nhau về cách chuyển hoá Luật quốc tế vào pháp Luật quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung các luật gia cho rằng có ba cách chuyển hố mà mỗi quốc gia phải tiến hành, đó là:
- Ban hành văn bản pháp quy mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành để cho nó có nội dung phù hợp với nội dung của điều −ớc quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc tham gia;
- Viện dẫn áp dụng điều −ớc quốc tế trong tr−ờng hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp Luật quốc gia và quy định của điều −ớc quốc tế mà quốc gia là thành viên.
Nh− vậy, các học giả của tr−ờng phái "Chuyển hoá" coi những việc làm trên đây của quốc gia là q trình chuyển hố quy phạm pháp Luật quốc tế vào quy phạm pháp Luật quốc gia. Quan điểm này trở thành phổ biến ở nhiều n−ớc trên thế giới, trong đó rất thịnh hành ở Việt Nam.
Quy phạm điều −ớc quốc tế luôn luôn là quy phạm pháp Luật quốc tế và quy phạm trong các văn bản pháp quy mà Nhà n−ớc ban hành luôn luôn là quy phạm
pháp Luật quốc gia; cũng giống nh− trong pháp Luật quốc gia, không thể chuyển loại quy phạm này thành loại quy phạm khác mà chỉ có thể ban hành văn bản này để h−ớng dẫn thực hiện văn bản pháp luật khác.
b. Các biện pháp bảo đảm thực hiện Luật quốc tế ở từng quốc gia
Luật quốc tế và pháp Luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật tác động qua lại lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển. Cơ sở của sự tác động qua lại giữa hai hệ thống pháp luật này đ−ợc xác định bằng các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, trong đó có nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế (Pacta Sun Servanda). Theo Công −ớc Viên năm 1969 về Luật Điều −ớc quốc tế thì "Mỗi điều
−ớc quốc tế hiện hành đều ràng buộc các bên tham gia đều đ−ợc các bên tự nguyện
thực hiện", đồng thời "bên tham gia không thể viện dẫn đến quy định của pháp luật trong n−ớc để biện luận cho việc không thực hiện điều −ớc quốc tế".
Nh− vậy, Luật quốc tế quy định mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện các cam kết mà mình đã thoả thuận cùng các quốc gia khác. Còn thực hiện nh− thế nào là do quốc gia tiến hành tổ chức bằng những cách thức khác nhau, sao cho kết quả cuối cùng là điều −ớc quốc tế đ−ợc thực hiện thật sự và nghiêm túc ở mọi quốc gia thành viên, khơng có ngoại lệ.
Khi nghiên cứu các biện pháp bảo đảm thực hiện Luật quốc tế ở từng quốc gia cũng cần phân biệt rõ rằng, không phải tất cả mọi quy phạm Luật quốc tế đều thơng qua q trình thực hiện ở các n−ớc có liên quan. Có nhiều quy phạm chỉ cần thực hiện ở phạm vi quan hệ liên quốc gia khi các quốc gia trực tiếp quan hệ với nhau mà hồn tồn khơng cần thiết phải đ−a nội dung cụ thể của nó vào nội dung cụ thể của pháp luật trong n−ớc. Nói cách khác, các quy phạm này do chính các quốc gia cùng nhau trực tiếp thực hiện khi có quan hệ trực tiếp với nhau. Đó là các quy phạm có tính nguyên tắc (các nguyên tắc của Luật quốc tế) và các điều −ớc quốc tế mang tính chất chính trị, nh− các điều −ớc về hồ bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
Ngoài các quy phạm và điều −ớc quốc tế trên đây, phần lớn các điều −ớc quốc tế đòi hỏi phải đ−ợc thực hiện ở từng quốc gia thành viên. Về phần mình, các quốc gia phải có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện cam kết quốc tế - thực hiện điều −ớc quốc tế. Vậy vấn đề là ở chỗ các quốc gia áp dụng các biện pháp, các cách thức gì để thực hiện điều −ớc quốc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia?
Thực tiễn pháp luật ở các n−ớc trên thế giới cho thấy để thực hiện Luật quốc tế trên lãnh thổ quốc gia mình, các n−ớc th−ờng áp dụng hai cách d−ới đây:
- Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản pháp luật mới sao cho
nội dung của pháp Luật quốc gia phù hợp với nội dung của điều −ớc quốc tế liên quan đến mình. Ví dụ, năm 1990 Việt Nam phê chuẩn Công −ớc của Liên Hợp
Quốc về Quyền trẻ em thì năm 1991 Nhà n−ớc ta ban hành Luật phổ cập giáo dục Tiểu học để thực hiện cam kết của mình đảm bảo quyền học tập của trẻ em.
- Thứ hai, chỉ dẫn áp dụng quy định của điều −ớc quốc tế khi có sự khác
nhau giữa quy định của pháp Luật quốc gia và quy định của điều −ớc quốc tế. Ví dụ, khoản 1 Điều 4 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991 quy định: "Nếu điều −ớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng điều −ớc quốc tế".
Những ví dụ trên đây về thực hiện điều −ớc quốc tế ở các quốc gia chứng tỏ rằng các quốc gia khơng hề "chuyển hố" quy phạm pháp Luật quốc tế thành quy phạm pháp Luật quốc gia. Đây chỉ là các biện pháp, các cách thức cần thiết để bảo đảm cho nội dung của điều −ớc quốc tế đ−ợc thực hiện ở quốc gia thành viên, khẳng định sự ràng buộc của quốc gia đối với điều −ớc quốc tế.
Tóm lại, việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp Luật
quốc gia hay việc chỉ dẫn áp dụng quy định của điều −ớc quốc tế là biện pháp bảo đảm thực hiện cam kết quốc tế để điều −ớc quốc tế đ−ợc thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống quốc tế.
câu hỏi h−ớng dẫn học tập
1. Hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của Luật quốc tế? 2. Hãy cho biết quá trình phát triển của Luật quốc tế? 3. Thế nào là nguồn của Luật quốc tế?
4. Hãy phân tích các loại nguồn?
5. Hãy cho biết mối quan hệ giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia?