Các ph−ơng thức công nhận hiệu lực pháp lý của điều −ớc quốc tế

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 89 - 92)

III. Thủ tục và trình tự ký kết điều −ớc quốc tế

4. Các ph−ơng thức công nhận hiệu lực pháp lý của điều −ớc quốc tế

quy chế của tổ chức đó quy định khác). Điều này đ−ợc ghi nhận trong Công −ớc Viên năm 1969 (khoản 2 Điều 9) và Công −ớc Viên năm 1986 (Điều 9).

Thực tiễn quốc tế cho thấy rằng văn bản điều −ớc quốc tế cịn có thể đ−ợc thơng qua theo nguyên tắc Konsesuns, tức là không bằng con đ−ờng biểu quyết, mà bằng con đ−ờng thoả thuận của các đại biểu của các bên với điều kiện không có sự phản đối từ phía một đại diện bất kỳ.

Việc thông qua văn bản điều −ớc đ−ợc tiến hành thông qua sự xác nhận của các bên. Việc xác nhận văn bản đ−ợc hiểu là cách thức mà theo đó các bên thừa nhận rằng văn bản cụ thể này của điều −ớc đ−ợc các bên thoả thuận.

Sự xác nhận văn bản đ−ợc tiến hành theo các cách thức nh− ký t−ợng tr−ng (ad referendum) hoặc ký tắt. Việc chọn cách thức xác nhận văn bản phụ thuộc vào thoả thuận của các bên.

Ký t−ợng tr−ng là việc các đại diện ký vào văn bản với điều kiện sau đó phải có sự xác nhận của quốc gia hoặc tổ chức quốc tế.

Ký tắt là việc xác nhận của các đại diện vào từng trang văn bản đã thoả thuận.

Thông qua văn bản điều −ớc là một việc làm bắt buộc, tuy nhiên nó ch−a có ý nghĩa về mặt pháp lý, vì điều −ớc chỉ phát sinh hiệu lực khi các quốc gia thừa nhận hiệu lực của nó d−ới những ph−ơng thức nhất định.

4. Các ph−ơng thức công nhận hiệu lực pháp lý của điều −ớc quốc tế tế

Công nhận hiệu lực pháp lý của điều −ớc quốc tế là sự thừa nhận của các chủ Luật quốc tế giá trị pháp lý của các điều −ớc quốc tế. Việc công nhận này đ−ợc tiến hành theo các ph−ơng thức: ký kết điều −ớc, phê chuẩn, phê duyệt điều −ớc, gia nhập điều −ớc và các hình thức khác mà các bên thoả thuận.Trong đó ký kết điều −ớc là ph−ơng thức phổ biến nhất.

a. Ký kết điều −ớc quốc tế

Về nguyên tắc, các điều −ớc quốc tế đều phải ký kết. Ký kết điều −ớc quốc tế là một q trình mà trong đó ký đầy đủ là b−ớc quan trọng biểu hiện sự nhất trí của các bên đối với điều −ớc quốc tế. Bởi vì, nếu điều −ớc đó khơng quy định thủ tục khác, thì sau khi ký đầy đủ, điều −ớc quốc tế sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý.

b. Phê chuẩn điều −ớc quốc tế.

Phê chuẩn điều −ớc quốc tế là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền của Nhà n−ớc chính thức xác nhận là điều −ớc đó có hiệu lực pháp lý đối với mình.

Về nguyên tắc, điều −ớc quốc tế nào cần phải phê chuẩn đều phải đ−ợc quy định ngay trong nội dung điều −ớc đó, cịn thẩm quyền phê chuẩn hồn tồn do luật trong n−ớc mỗi quốc gia quy định.

Thông th−ờng, việc phê chuẩn điều −ớc quốc tế thuộc thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia (tổng thống, chủ tịch n−ớc, vua...) hoặc quốc hội. Phê chuẩn điều −ớc quốc tế không chỉ là chế định của Luật quốc gia, mà còn là chế định của pháp Luật quốc tế. Điều đó thể hiện ở chỗ pháp Luật quốc tế (cụ thể là Luật điều −ớc quốc tế) quy định thủ tục phê chuẩn là bắt buộc đối với một số loại điều −ớc nhất định (Ví dụ chuyển giao lãnh thổ).

Theo Cơng −ớc Viên năm 1969, việc phê chuẩn sẽ là bắt buộc khi thủ tục này đ−ợc quy định trong điều −ớc hoặc khi đại diện của các quốc gia ký kết điều −ớc với điều kiện phê chuẩn. Pháp luật của nhiều quốc gia quy định về các loại điều −ớc cần đ−ợc ký theo trình tự phê chuẩn. Thơng th−ờng đó là các điều −ớc quốc tế quan trọng nh− về vấn đề hồ bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ... Ví dụ, theo Điều 10 của Pháp lệnh đã nêu, điều −ớc quốc tế phải đ−ợc phê chuẩn là điều −ớc quốc tế về hồ bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia… Và theo Hiến pháp năm 1992 của n−ớc ta, Chủ tịch n−ớc có quyền phê chuẩn trừ tr−ờng hợp cần thiết Chủ tịch n−ớc xét thấy cần trình Quốc hội.

Sau khi phê chuẩn, các bên phải tiến hành trao đối th− phê chuẩn. Đối với điều −ớc đa ph−ơng, th− phê chuẩn của các bên th−ờng đ−ợc chuyển đến Bộ ngoại giao của n−ớc bảo quản điều −ớc hoặc ban th− ký của tổ chức quốc tế - cơ quan có trách nhiệm bảo quản điều −ớc.

c. Phê duyệt điều −ớc quốc tế

Phê duyệt điều −ớc quốc tế là hành vi của cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền biểu hiện sự nhất trí với nội dung điều −ớc. Ph−ơng thức này khác với ph−ơng thức ký kết đầy đủ ở chỗ, nếu ký kết đầy đủ là việc các vị đại diện của các cơ quan có thẩm quyền ký vào điều −ớc, thì phê duyệt là văn bản của cơ quan có thẩm quyền thừa nhận giá trị pháp lý của điều −ớc mà các vị đại diện đã ký t−ợng tr−ng vào văn bản điều −ớc. Thẩm quyền phê duyệt điều −ớc quốc tế đ−ợc quy định trong pháp Luật quốc gia ký kết.Ví dụ, khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh đã nêu quy định: “Việc phê duyệt điều −ớc quốc tế thuộc thẩm quyền của Chính phủ”.

Phê duyệt điều −ớc và phê chuẩn điều −ớc giống nhau ở chỗ, cả hai đều là hành vi thể hiện sự nhất trí tán thành với nội dung của điều −ớc nào đó. Nh−ng chúng khác nhau ở thẩm quyền tiến hành cụ thể. Nếu phê chuẩn th−ờng đ−ợc tiến hành ở cơ quan quyền lực nhà n−ớc cao nhất (nguyên thủ quốc gia, quốc hội),

thì phê duyệt điều −ớc quốc tế thuộc thẩm quyền của cơ quan hành pháp (chính phủ).

d. Gia nhập điều −ớc quốc tế

Gia nhập điều −ớc quốc tế là việc một chủ thể Luật quốc tế tuyên bố bằng văn bản pháp lý đồng ý ràng buộc mình với điều −ớc quốc tế đã có hiệu lực pháp luật nào đó mà họ ch−a phải là thành viên. việc gia nhập có thể đ−ợc tiến hành trong quan hệ đối với quốc gia không tham gia soạn thảo, cũng nh− đối với quốc gia đã tham gia một giai đoạn nào đó của q trình soạn thảo nh−ng ch−a xác nhận văn bản (ch−a thông qua văn bản điều −ớc).

Gia nhập điều −ớc chỉ đặt ra đối với điều −ớc đa ph−ơng, còn vấn đề điều −ớc đa ph−ơng nào đ−ợc gia nhập và điều −ớc nào khơng đ−ợc gia nhập phụ thuộc hồn tồn vào quy định cụ thể của từng điều −ớc hoặc vào sự thoả thuận của các thành viên của điều −ớc.

Thủ tục gia nhập điều −ớc do từng điều −ớc quy định. Việc gia nhập có thể thực hiện bằng cách gửi công hàm xin gia nhập đến quốc gia bảo quản điều −ớc hay ban th− ký của tổ chức quốc tế bảo quản điều −ớc. ở Việt Nam Chủ tịch n−ớc (khoản 10 Điều 103 Hiến pháp năm 1992) và Chính phủ (khoản 8 Điều 112 Hiến pháp năm 1992) có quyền quyết định việc gia nhập điều −ớc quốc tế đa ph−ơng.

e. Bảo l−u điều −ớc quốc tế

Bảo l−u điều −ớc quốc tế là tuyên bố đơn ph−ơng của một chủ thể Luật quốc tế - thành viên của điều −ớc quốc tế (khi ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều −ớc quốc tế) về việc chủ thể đó muốn loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều −ớc liên quan đến mình. Những điều khoản đó gọi là điều khoản bảo l−u. Mặc dù, công −ớc Viên năm 1969 xác nhận quyền của mỗi bên tham gia điều −ớc quốc tế đ−ợc đ−a ra bảo l−u, nh−ng quyền đó khơng phải là tuyệt đối, mà bị hạn chế bởi tr−ờng hợp nếu điều đó bị điều −ớc quốc tế cấm và việc bảo l−u khơng phù hợp với khách thể và mục đích của điều −ớc. Điều bảo l−u chỉ ràng buộc đối với thành viên điều −ớc khi thành viên đó chấp nhận. Việc phản đối bảo l−u không cản trở điều −ớc có hiệu lực giữa bên bảo l−u và bên phản đối bảo l−u.

Nếu nh− sự bảo l−u quy định trong điều −ớc đ−ợc áp dụng với một điều khoản nào đó thì việc tun bố bảo l−u trong điều khoản đó của bên bảo l−u khơng cần đến sự đồng ý rõ ràng riêng biệt của các bên ký kết khác. Trong các tr−ờng hợp điều −ớc quốc tế không quy định rõ điều khoản nào đ−ợc phép bảo l−u, thì sự bảo l−u của bên tuyên bố bảo l−u đ−ợc coi là có giá trị pháp lý sau thời hạn m−ời hai tháng nếu khơng có sự phản đối bảo l−u từ các bên hữu quan (theo công −ớc Viên năm 1969).

Cũng theo công −ớc Viên 1969, tuyên bố bảo l−u và sự phản đối bảo l−u phải đ−ợc thể hiện d−ới hình thức văn bản và đ−ợc thơng báo chính thức cho các bên ký kết khác, bên cạnh đó sự đồng ý với tuyên bố bảo l−u có thể đ−ợc biểu hiện d−ới dạng im lặng. Nếu sự bảo l−u đ−ợc thực hiện từ khi ký kết điều −ớc với điều kiện phê chuẩn, phê duyệt, thì sự bảo l−u đó cần đ−ợc bên tuyên bố bảo l−u khẳng định rõ khi thừa nhận hiệu lực pháp lý của điều −ớc.

Các bên có quyền bảo l−u và phản đối bảo l−u, nên họ cũng có quyền rút bảo l−u và tuyên bố huỷ bỏ bảo l−u vào bất cứ thời điểm nào nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên việc huỷ bỏ bảo l−u hoặc tuyên bố huỷ bỏ việc chống bảo l−u phải đ−ợc thể hiện d−ớc hình thức nh− khi chúng đ−ợc đ−a ra (bằng văn bản).

Sự bảo l−u điều −ớc khác với tuyên bố về mặt quan điểm của các bên tham gia điều −ớc về một số quy định của điều −ớc khi ký kết đầy đủ, phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập điều −ớc đó. Trong tr−ờng hợp thứ hai tuyên bố nh− vậy không phải là sự bảo l−u bởi nó khơng có ý định huỷ bỏ hoặc thay đổi một hoặc một số quy định của điều −ớc quốc tế.

Trên thực tế bảo l−u đối với điều −ớc song ph−ơng có nghĩa đó là một đề nghị, địi hỏi hai bên đàm phán lại. Nếu nhất trí thì điều −ớc sẽ đ−ợc ký kết, nếu không điều −ớc sẽ bị huỷ bỏ. Do vậy, việc làm đó khơng phải là sự bảo l−u nh− đã đề cập ở trên. Hay nói một cách khác, khơng có vấn đề bảo l−u đối với điều −ớc song ph−ơng.

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)