Những đặc tr−ng của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 51 - 52)

I. Khái niệm

1. Những đặc tr−ng của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Bất cứ một ngành, hệ thống pháp luật nào cũng bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật. Trong hệ thống các quy phạm đó có một số quy phạm đ−ợc gọi là các nguyên tắc của ngành hay hệ thống pháp luật ấy.

Nguyên tắc pháp luật đ−ợc hiểu là t− t−ởng chính trị pháp lý thể hiện cô đọng các quy phạm pháp luật. Nguyên tắc của Luật quốc tế là t− t−ởng chính trị pháp lý quốc tế thể hiện sự cô đọng các quy phạm Luật quốc tế. Trong số các nguyên tắc của Luật quốc tế có một số nguyên tắc đ−ợc coi là các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Các ngun tắc đó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các quy phạm Luật quốc tế có những đặc tr−ng quan trọng.

Thứ nhất, các nguyên tắc đó là cơ sở của Luật quốc tế. Dựa vào nguyên tắc ấy các chủ thể Luật quốc tế xây dựng và áp dụng các quy phạm khác của nó.

Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những quy phạm mang tính chất phổ biến (hay đ−ợc thừa nhận rộng rãi nhất). Bởi vì chúng đ−ợc ghi nhận trong các văn bản pháp lý quan trọng nh− Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc; Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc năm 1970 về các nguyên tắc của Luật quốc tế về các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc; Định −ớc cuối cùng của Hội nghị về an ninh và hợp tác ở châu Âu năm 1975...

Thứ ba, các nguyên tắc đó của Luật quốc tế là các quy phạm mang tính chất mệnh lệnh (jus cogen) có giá trị pháp lý cao nhất. Tính chất này của chúng đảm bảo sự ổn định của trật tự pháp lý quốc tế.

Thứ t−, các ngun tắc ấy có tính chất bao trùm nhất. Ví dụ: ngun tắc khơng đ−ợc dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế không chỉ thể hiện trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, kinh tế, mà còn

trong cả các lĩnh vực khác nh− nhân quyền, khai thác và sử dụng biển. Bất cứ lĩnh vực quan hệ nào giữa các quốc gia hiện nay đều có thể bị đe dọa sử dụng nó. Bởi thế chúng ta có thể nói rằng việc tuân thủ nguyên tắc đó trong những tr−ờng hợp ấy là cần thiết.

Thứ năm, các nguyên tắc đó của Luật quốc tế có mối quan hệ t−ơng hỗ lẫn nhau trong một chính thể thống nhất. Điều này đ−ợc khẳng định rõ trong Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc năm 1970 về các nguyên tắc của Luật quốc tế. Tuyên ngôn nêu rõ ràng việc giải thích và áp dụng các nguyên tắc cần phải đ−ợc tiến hành theo tinh thần chúng có mối quan hệ phụ thuộc nhau, trong đó mỗi một nguyên tắc cần đ−ợc hiểu trong mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác.

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)