Nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 61 - 64)

II. nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

7. Nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế

Trong số các nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc này ra đời sớm nhất. Tr−ờng phái " nguồn quy phạm" còn cho rằng nguyên tắc này là nguồn của Luật quốc tế.

Nguyên tắc này tồn tại nh− một nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế trong một thời gian dài d−ới dạng tập quán pháp quốc tế. Sau này, nó tiếp tục đ−ợc củng cố trong Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc và một loạt các điều −ớc quốc tế song ph−ơng và đa ph−ơng khác.

Theo quan điểm chung rút ra từ Luật quốc tế hiện nay, nội dung của nguyên tắc này bao gồm các khía cạnh:

- Các chủ thể Luật quốc tế phải có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế; - Các chủ thể Luật quốc tế chỉ có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế phù hợp với Luật quốc tế;

- Các chủ thể Luật quốc tế phải thực hiện một cách tận tâm, có thiện chí và đầy đủ;

- Các chủ thể Luật quốc tế chỉ thực hiện các cam kết quốc tế khi có đủ điều kiện;

- Các quốc gia không đ−ợc vi phạm cam kết quốc tế với lý do vì nó trái với pháp luật của quốc gia mình.

Nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế của các chủ thể Luật quốc tế là cơ sở tồn tại của trật tự pháp lý quốc tế. Thật khó có thể hình dung nổi Luật quốc tế sẽ phát triển nh− thế nào nếu nh− các quốc gia khơng có nghĩa vụ trên. Tất nhiên trong Luật quốc tế cũng có những tr−ờng hợp ngoại lệ khi chủ thể của Luật quốc tế khơng có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế. Đó là tr−ờng hợp cam kết quốc tế không phù hợp với Luật quốc tế hoặc chủ thể Luật quốc tế khơng có điều kiện do hồn cảnh khách quan.

Cam kết quốc tế đ−ợc hiểu là tất cả các thoả thuận về mặt ý chí của các quốc gia đ−ợc ghi nhận trong điều −ớc và tập quán pháp quốc tế. Tuy nhiên cũng có tr−ờng hợp các chủ thể cố tình hoặc vơ ý có sự thoả thuận về các vấn đề không phù hợp với Luật quốc tế (Ví dụ, đ−a ra các cam kết trái với các nguyên tắc cơ bản khác của Luật quốc tế ...). Khi đó các cam kết nh− vậy không làm phát sinh giá trị pháp lý và việc khơng thực hiện các cam kết đó là phù hợp với Luật quốc tế.

Ngồi ra cũng có tr−ờng hợp các cam kết quốc tế phù hợp với Luật quốc tế nh−ng các chủ thể Luật quốc tế lại khơng có đủ điều kiện do hồn cảnh khách quan. Ví dụ, chế định thực hiện các cam kết quốc tế xuất phát từ điều −ớc quốc tế đã ký

kết tr−ớc đó khi có sự tách hoặc sáp nhập quốc gia, vì việc tiếp tục thực hiện điều −ớc khơng phù hợp với khách thể mục đích ký kết điều −ớc.

Luật quốc tế hiện nay yêu cầu các chủ thể phải thực hiện một cách tận tâm có thiện chí và đầy đủ các cam kết quốc tế. Điều đó có nghĩa là Luật quốc tế khơng chấp nhận việc các chủ thể thực hiện một cách dây d−a, miễn c−ỡng và khơng tồn diện. Hơn thế Luật quốc tế cũng không chấp nhận đ−ợc việc các quốc gia căn cứ vào pháp luật của mình để thối thác thực hiện các cam kết quốc tế.

Tất cả các quan điểm đó đ−ợc rút ra từ các quy phạm pháp Luật quốc tế mang tính chất jus cogen.

Trong Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc có nêu rõ rằng các dân tộc quyết tâm tạo mọi điều kiện cần thiết để tuân thủ các cam kết quốc tế xuất phát từ điều −ớc và các nguồn khác của Luật quốc tế một cách công bằng và với thái độ tôn trọng. Khoản 2 Điều 2 Hiến ch−ơng quy định rằng các thành viên Liên Hợp Quốc phải có nghĩa vụ hồn thành một cách tận tâm có thiện chí các cam kết quốc tế ghi nhận trong Hiến ch−ơng để đảm bảo cho các thành viên có các quyền và −u đãi xuất phát từ quy chế thành viên của Liên Hợp Quốc.

Một văn bản thoả thuận pháp Luật quốc tế quan trọng trong việc củng cố ngun tắc trên đó là Cơng −ớc Viên về Luật điều −ớc quốc tế năm 1969. Trong Công −ớc nêu rõ ràng nguyên tắc thoả thuận một cách tự nguyện và tận tâm và quy phạm tuân thủ các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) là các quy phạm đ−ợc thừa nhận chung. Điều 26 Công −ớc quy định: "Mỗi một điều −ớc quốc tế có hiệu lực pháp lý cần phải đ−ợc các thành viên thực hiện một cách bắt buộc và tận tâm".

câu hỏi h−ớng dẫn học tập

1. Thế nào là các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế?

2. Hãy trình bày sự hình thành và nội dung của từng nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế?

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)