I. Khái niệm và các loại chủ thể
3. Quyền năng chủ thể của Luật quốc tế
Quyền năng chủ thể của Luật quốc tế là khả năng của chủ thể tham gia vào các quan hệ quốc tế, thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ quốc tế trong khuôn khổ và trên cơ sở Luật quốc tế. Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia xuất hiện ngay từ khi xuất hiện quốc gia với đầy đủ những dấu hiệu của nó khơng phụ thuộc vào việc thừa nhận của các chủ thể khác. Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của các tổ chức quốc tế xuất hiện từ khi điều lệ của tổ chức có hiệu lực pháp lý quốc tế. Ví dụ, trên cơ sở quyền năng chủ thể của Luật quốc tế, quốc gia có thể thực hiện các quyền sau đây:
- Ký kết các điều −ớc quốc tế;
- Tham gia với t− cách là thành viên của tổ chức quốc tế;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quy phạm Luật quốc tế; - Đ−a tranh chấp ra Toà án quốc tế;
- Thiết lập các quan hệ ngoại giao với quốc gia khác...
Quyền năng chủ thể Luật quốc tế bao gồm có năng lực pháp lý quốc tế và năng lực hành vi pháp lý quốc tế.
Năng lực pháp lý quốc tế là khả năng của chủ thể Luật quốc tế có quyền và nghĩa vụ quốc tế trên cơ sở Luật quốc tế. Bất cứ quốc gia nào đều xuất hiện với đầy đủ dấu hiệu của một quốc gia cũng đều có năng lực pháp lý quốc tế. Bởi vậy các quốc gia khác nhau về dân số, diện tích, trình độ phát triển… nh−ng đều có năng lực pháp lý quốc tế giống nhau.
Trong khi đó năng lực hành vi pháp lý quốc tế là khả năng của chủ thể Luật quốc tế bằng hành động của mình thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Bởi vậy các quốc gia khác nhau sẽ có năng lực hành vi pháp lý quốc tế khơng giống nhau. Ví dụ có quốc gia có khả năng thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong quá trình khai thác và chinh phục vũ trụ, song có quốc gia ch−a có khả năng đó.