Nguyên tắc không đ−ợc dùng vũ lực và đe doạ sử dụng nó

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 56 - 58)

II. nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

4. Nguyên tắc không đ−ợc dùng vũ lực và đe doạ sử dụng nó

Nguyên tắc này đ−ợc thừa nhận nh− một nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế từ sau thời điểm Hiến ch−ơng của Liên Hợp Quốc có giá trị pháp lý. Song sự hình thành của nó đã có từ tr−ớc đó. Các văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập tới một số khía cạnh của nguyên tắc này là Công −ớc năm 1899 về giải quyết hồ bình các tranh chấp quốc tế. Cơng −ớc về hạn chế áp dụng sức mạnh trong tr−ờng hợp vi phạm các cam kết quốc tế, quy chế của Hội quốc liên và đặc biệt, trong Hiệp định Paris (Công −ớc Briand - Kellog) năm 1928.

Việc xác định vấn đề không đ−ợc dùng sức mạnh hoặc đe doạ sử dụng nó trong các điều −ớc quốc tế kể trên ch−a mang tính tồn diện. Ví dụ: Điều 12 Quy chế Hội quốc liên quy định các quốc gia thành viên không đ−ợc sử dụng chiến tranh khi mà ch−a áp dụng các biện pháp hồ bình mà khơng giải quyết đ−ợc tranh chấp quốc tế. Trong Hiệp định Pari 1928 việc xác định cấm dùng vũ lực mang tính chất chặt chẽ hơn các văn bản pháp lý tr−ớc đó. Theo Hiệp định, các quốc gia ký kết có nghĩa vụ lên án việc sử dụng chiến tranh nh− một công cụ để giải quyết các tranh chấp quốc tế và từ chối sử dụng nó nh− một cơng cụ của chính sách đối ngoại. Hiệp định quy định việc giải quyết các tranh chấp và xung

đột quốc tế bằng các biện pháp hồ bình. Hiệp định đã có một b−ớc tiến quan trọng trong vấn đề cấm sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, việc xác định vũ lực mới chỉ đề cập tới chiến tranh và số l−ợng quốc gia tham gia ký kết rất hạn chế.

Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc và các văn bản pháp lý quốc tế sau đại chiến thứ hai ghi nhận nguyên tắc này một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Hiến ch−ơng quy định rằng tất cả các quốc gia thành viên phải kiềm chế không đ−ợc dùng hoặc đe doạ sử dụng sức mạnh để chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập về chính trị của quốc gia khác bằng bất kỳ cách gì và ngun cớ nào khơng phù hợp với các mục đích của Liên Hợp Quốc. Nh− vậy Hiến ch−ơng đã soi sáng nguyên tắc này bằng các mục đích tiến bộ của Liên Hợp Quốc. Theo tinh thần của Hiến ch−ơng, Tuyên ngôn năm 1970 của Liên Hợp Quốc, các quốc gia phải kiềm chế sử dụng và đe doạ sử dụng sức mạnh để vi phạm đ−ờng biên giới quốc tế của quốc gia khác hoặc là nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp quốc tế trong đó có các tranh chấp về lãnh thổ.

Tun ngơn năm 1970 cịn xác định chiến tranh xâm l−ợc nh− một tội ác chống hồ bình và quốc gia vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Tiếp tục tinh thần đó, Nghị quyết của Liên Hợp Quốc năm 1974 về việc xác định xâm l−ợc nêu rõ xâm l−ợc là việc một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia sử dụng lực l−ợng vũ trang chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập về chính trị của quốc gia khác hoặc là bằng bất cứ cách nào trái với mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc. Nghị quyết trên cịn có quy định cho phép Hội đồng Bảo an đ−ợc phép tuyên bố bất kỳ hành vi nào khác là xâm l−ợc nếu điều đó phù hợp với tinh thần của Hiến ch−ơng

Tuy nhiên, theo Luật quốc tế hiện nay khơng phải là khơng có tr−ờng hợp đ−ợc dùng sức mạnh một cách hợp pháp. Các điều 39, 42 và 51 quy định rõ hai tr−ờng hợp sử dụng sức mạnh hợp pháp d−ới hình thức vũ trang: thứ nhất, vì mục đích tự vệ chính đáng khi bị tấn cơng vũ trang; thứ hai, theo quyết định của Hội đồng Bảo an trong tr−ờng hợp có sự đe doạ nền hồ bình, hoặc có hành vi xâm l−ợc.

Nguyên tắc không đ−ợc dùng sức mạnh và sử dụng nó trong quan hệ quốc tế cịn đ−ợc củng cố, làm sáng tỏ trong rất nhiều các điều −ớc quốc tế khác nhau và thực tiễn xét xử của Tồ án của Liên Hợp Quốc. Điều 301 Cơng −ớc về Luật biển năm 1982 nêu rõ: "Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, các quốc gia không đ−ợc đe doạ hoặc sử dụng sức mạnh xâm phạm lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia khác bằng bất cứ cách nào không phù hợp với Hiến ch−ơng".

Vụ xét xử tại Toà án quốc tế về tranh chấp giữa Mỹ và Nicaragoa năm 1986 cũng có vai trị đáng kể trong việc làm sáng tỏ nguyên tắc này. Theo quyết định của Toà án:

- Nguyên tắc cấm dùng sức mạnh là hòn đá tảng của trật tự pháp Luật quốc tế;

- Hoạt động của một số tàu tuần tiễu của Nicaragoa gây ra xung đột nhỏ ở biên giới không phải là tấn cơng vũ trang;

- Việc đ−a nhóm qn th−ờng trực và binh lính đánh thuê để chống quốc gia khác có chủ quyền là sự vi phạm nguyên tắc trên.

Nh− vậy, việc xác định đầy đủ, rõ ràng các hành vi vi phạm nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc quan trọng đó. Nguyên tắc cần tiếp tục đ−ợc hoàn thiện và củng cố bởi các nguyên nhân sau:

thứ nhất, nguyên nhân cơ bản của các hành vi man rợ nh− tàn sát ng−ời dân

l−ơng thiện, phá vỡ và xua đuổi nhóm lớn dân c− trong quan hệ quốc tế là việc áp dụng phi pháp sức mạnh và thái độ thiếu thiện chí giải quyết hồ bình các tranh chấp quốc tế; thứ hai, nhiều chính phủ vẫn tìm cách biện bạch cho quyết định của mình về việc dùng sức mạnh từ quan điểm Luật quốc tế và đánh giá chính sách của các quốc gia khác theo cách đó.

Trên cơ sở thực tiễn tuân thủ và vi phạm nguyên tắc này các chuyên viên Luật quốc tế của Liên Hợp Quốc đã đề xuất một số biện pháp thiết thực nhằm ngăn ngừa sự vi phạm nguyên tắc: thứ nhất, các quốc gia cần ký kết các điều −ớc quốc tế về việc cam kết từ chối công nhận quốc gia, chính phủ đã sử dụng phi pháp sức mạnh để thiết lập chế độ ở lãnh thổ khơng phải của mình; thứ hai, chỉ cung cấp vũ khí cho các quốc gia khác nhằm mục đích tự vệ; thứ ba, cần ký kết các điều −ớc quốc tế về việc xác định rõ các tr−ờng hợp áp dụng các biện pháp trừng phạt không hợp pháp nh− bao vây và phong toả; thứ t−, cần ký kết các điều −ớc quốc tế, trong đó các quốc gia có nghĩa vụ ghi nhận trong Hiến pháp của mình việc khơng đ−ợc sử dụng sức mạnh trong quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)