Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 53 - 54)

II. nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

Nguyên tắc này đ−ợc ghi nhận trong khoản 1 Điều 2 Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc (đ−ợc thành lập và hoạt động trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thành viên).

Theo Tuyên ngôn năm 1970 và Định −ớc 1975, các quốc gia có các quyền và nghĩa vụ nh− nhau. Tun ngơn cịn chỉ rõ các quốc gia "là các thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế không phụ thuộc vào sự khác nhau về kinh tế, xã hội, chính trị và các vấn đề khác".

Xuất phát từ tinh thần, nội dung của các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng đó chúng ta có thể xác định một số khía cạnh của nguyên tắc này.

- Các quốc gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý;

- Các quốc gia có quyền giải quyết các vấn đề quốc tế liên quan tới lợi ích của họ;

- Vị trí của quốc gia là nh− nhau tại các tổ chức quốc tế;

- Tại hội nghị quốc tế lá phiếu của các quốc gia có giá trị ngang nhau;

Bình đẳng về mặt pháp luật đ−ợc hiểu khác với sự bình đẳng trên thực tế. Điều này cũng giống nh− bình đẳng về mặt pháp luật giữa các cơng dân của một quốc gia văn minh. Bình đẳng về mặt pháp luật đ−ợc hiểu là việc các quốc gia về nguyên tắc có các quyền và nghĩa vụ cơ bản ngang nhau. Ví dụ: quyền đối với tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của mình, quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hố và xã hội, nghĩa vụ tơn trọng quyền năng chủ thể của quốc gia khác, nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế...

Tuy nhiên trên thực tế các quốc gia có các điều kiện, khả năng khác nhau vì vậy quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khi tham gia vào các vấn đề khác nhau của đời sống quốc tế không phải nh− nhau. Song sự khác nhau đó khơng hề là cơ sở để khẳng định rằng điều đó là vi phạm nguyên tắc về chủ quyền của các quốc gia.

Các quốc gia có quyền tham gia vào giải quyết các vấn đề quốc tế liên quan tới lợi ích của họ. Nếu nh− một quốc gia nào đó cản trở quyền trên thì hành vi ấy là sự vi phạm nguyên tắc này. Ngồi ra, điều đó cịn có ý nghĩa là khi giải quyết các vấn đề quốc tế các quốc gia có lợi ích liên quan phải đ−ợc mời tới dự (Ví dụ bàn về hồ bình hợp tác ở khu vực Đông Nam á châu á khơng thể khơng mời Việt Nam) và khơng đ−ợc có sự phân biệt đối xử.

Quyền nh− nhau của các quốc gia trong các tổ chức quốc tế đ−ợc thể hiện từ t− cách tham gia, cách thức tham gia vào các cơ quan và ph−ơng thức giải quyết các vấn đề ở tổ chức quốc tế. Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đặt ra vấn đề để mỗi quốc gia không phân biệt lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo... đều là một thành viên của tổ chức đó. Các quốc gia thành viên đều có quyền nh− nhau khi tham gia vào các cơ quan của tổ chức. Tuy nhiên để tổ chức hoạt động có hiệu quả, việc bầu một số các quốc gia thành viên tham gia vào một số cơ quan nhất định và thông qua các quyết định khơng trên cơ sở nhất trí hồn tồn khơng có nghĩa là vi phạm nguyên tắc này.

Việc tơn trọng ngun tắc trên khơng cịn đặt ra vấn đề phải đảm bảo để các quốc gia khi tham gia hội nghị quốc tế có lá phiếu ngang nhau. Tuy rằng vấn đề này khơng phải khơng có ngoại lệ. Ví dụ: khi bàn về vấn đề tài chính của Liên Hợp Quốc thì lá phiếu khơng phải tn theo ngun tắc mỗi quốc gia một lá phiếu quốc gia, mà là theo thực tế tài chính đóng góp của các quốc gia. Và điều này cũng khơng có nghĩa là vi phạm nguyên tắc trên.

Trên đây, nh− chúng tôi đã nêu, chỉ là một số khía cạnh mang tính chất ví dụ, còn thực chất nguyên tắc này đ−ợc thể hiện trong tồn bộ q trình điều chỉnh của Luật quốc tế (ví dụ trong giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế...).

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)