Mối quan hệ giữa điều −ớc quốc tế và tập quán quốc tế

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 36 - 38)

V. Nguồn của Luật quốc tế hiện đại

4. Mối quan hệ giữa điều −ớc quốc tế và tập quán quốc tế

Khi phân tích các loại nguồn của Luật quốc tế, có một vấn đề quan trọng cần thiết phải đ−ợc làm sáng tỏ, đó là mối quan hệ giữa điều −ớc quốc tế và tập quán quốc tế. Chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ này d−ới các khía cạnh sau đây:

- Một là, cần làm rõ vai trị, vị trí của hai loại nguồn này trong hệ thống Luật quốc tế nói riêng, trong quan hệ quốc tế nói chung;

- Hai là, sự tác động qua lại giữa hai loại nguồn này;

- Ba là, so sánh hiệu lực pháp lý của hai loại nguồn này.

Trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia, tập quán quốc tế với tính chất là nguồn của Luật quốc tế xuất hiện sớm hơn nhiều so với điều −ớc quốc tế. Trong thời kỳ cổ đại và trung đại, quan hệ giữa các quốc gia chủ yếu đ−ợc điều chỉnh bằng tập quán quốc tế. Ngày nay quy phạm điều −ớc lại là nguồn cơ bản của Luật quốc tế, dù rằng tập quán quốc tế vẫn giữ vai trò nhất định trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, giữa từng nhóm quốc gia hoặc giữa hai quốc gia cụ thể.

Về mặt lịch sử, tập quán quốc tế ra đời sớm hơn điều −ớc quốc tế, nh−ng giữa hai loại nguồn này lại có mối quan hệ gắn bó với nhau, tác động qua lại đến nhau, bổ sung cho nhau, cùng thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ liên quốc gia phát sinh trong đời sống quốc tế. Cơ sở của mối liên hệ qua lại giữa tập quán quốc tế và điều −ớc quốc tế thể hiện ở quá trình hình thành quy phạm của chúng. Cả quy phạm điều −ớc, cả quy phạm tập quán đều là kết quả của sự thoả thuận ý chí giữa các chủ thể liên quan.

Mối quan hệ qua lại giữa tập quán quốc tế và điều −ớc quốc tế thể hiện tr−ớc hết ở chỗ tập quán quốc tế tác động đến sự hình thành và phát triển của điều −ớc

quốc tế.

Việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của Luật quốc tế cho phép chúng ta khẳng định rằng nhiều quy phạm điều −ớc quốc tế có nguồn gốc từ quy phạm tập quán quốc tế. Theo sự phát triển ngày càng tiến bộ của Luật quốc tế, nhiều quy phạm tập quán quốc tế dần dần bị huỷ bỏ và đ−ợc thay thế hoặc phát

triển thành quy phạm điều −ớc. Trong quá trình soạn thảo điều −ớc quốc tế, hàng loạt quy phạm tập quán quốc tế đ−ợc các nhà làm luật nghiên cứu để tập hợp, và ở mức độ nào đó đã pháp điển hố thành các quy phạm của điều −ớc quốc tế. Các quy định về Luật biển quốc tế trong Công −ớc Luật biển năm 1982, nh− chế độ qua lại vơ hại cuả tàu thuyền n−ớc ngồi trong vùng lãnh hải, quyền tài phán của quốc gia trong nội thuỷ của mình, nhiều quy định trong quy chế pháp lý vùng trời của Luật hàng không dân dụng hoặc quy định của luật ngoại giao, của lãnh thổ và biên giới quốc gia... trong các điều −ớc quốc tế đa ph−ơng hoặc song ph−ơng có nguồn gốc, cơ sở từ quy phạm tập quán quốc tế.

Sự tác động qua lại giữa hai loại nguồn của Luật quốc tế thể hiện tiếp theo ở việc điều −ớc quốc tế tác động trở lại đến sự hình thành và phát triển của tập quán quốc tế. Sự tác động này th−ờng xuất hiện chủ yếu từ các điều −ớc quốc tế

có tính phổ cập tồn cầu. Ví dụ minh chứng cho lập luận này là việc có những điều −ớc quốc tế nh− Công −ớc Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Công −ớc về Luật biển năm 1982 có sự ký kết và tham gia của đa số các quốc gia trên thế giới, dù rằng vẫn không phải là mọi quốc gia. Không nghi ngờ gì nữa các quy phạm của các Cơng −ớc này là quy phạm của Luật quốc tế chung có hiệu lực pháp lý bắt buộc không chỉ đối với các quốc gia thành viên mà còn đối với tất cả các quốc gia không phải là thành viên của chúng.

Thực tiễn cho thấy, các quốc gia dù không ký kết hoặc tham gia những Công −ớc này cũng đều công nhận chúng là điều −ớc quốc tế chung, trong đó có các quy phạm pháp lý ràng buộc mình với tính chất là tập qn quốc tế. Trong những tr−ờng hợp này, quy phạm điều −ớc có tính phổ cập tồn cầu lại trở thành quy phạm tập quán quốc tế để điều chỉnh nhiều mối quan hệ phát sinh giữa các quốc gia với nhau trong đời sống quốc tế ngày càng thêm sôi động của chúng ta.

Khi đề cập về mối quan hệ qua lại giữa điều −ớc quốc tế và tập quán quốc tế cũng cần làm rõ việc so sánh hiệu lực pháp lý của hai loại nguồn này trong Luật quốc tế nói chung và trong việc điều chỉnh từng quan hệ xã hội cụ thể nói riêng.

Về mặt lý luận, các quy phạm Luật quốc tế dù là quy phạm điều −ớc hay quy phạm tập quán cũng đều có giá trị pháp lý nh− nhau. Việc áp dụng loại quy phạm nào của Luật quốc tế là tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, từng phạm vi quan hệ cụ thể, từng mục đích và nhu cầu cụ thể của các chủ thể để điều chỉnh các quan hệ có liên quan đến mình chứ khơng phải là tuỳ thuộc vào sự phân chia thứ bậc về giá trị pháp lý của hai loại nguồn này.

Thông th−ờng, trong giao l−u giữa các quốc gia những mối quan hệ này đ−ợc điều chỉnh bằng quy phạm điều −ớc còn những mối quan hệ kia lại đ−ợc điều chỉnh bằng quy phạm tập quán. Hai loại nguồn này luôn bổ sung cho nhau, thay

thế nhau và trong thế giới hiện đại thì quy phạm điều −ớc là loại nguồn chủ yếu và quy phạm tập qn vẫn có vai trị nhất định với tính chất là một loại nguồn của Luật quốc tế.

Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia đôi khi xuất hiện tr−ờng hợp cùng một quan hệ xã hội cụ thể lại có cả quy phạm điều −ớc và quy phạm tập quán cùng tham gia điều chỉnh. Gặp tr−ờng hợp nh− vậy các quốc gia sẽ áp dụng loại quy phạm nào? Trong khoa học Luật quốc tế từ tr−ớc đến nay ch−a có quan điểm thống nhất về vấn đề này. Các quan điểm chung nhất ở Việt Nam và nhiều n−ớc th−ờng thiên theo h−ớng −u tiên áp dụng quy phạm điều −ớc quốc tế. Lý lẽ để bảo vệ quan điểm này là ở chỗ dù rằng cả điều −ớc quốc tế và tập quán quốc tế đều là kết quả thoả thuận ý chí của các quốc gia, nh−ng ý chí đó lại đ−ợc thể hiện trong điều −ớc quốc tế rõ ràng hơn, minh bạch hơn, và ở mức độ ràng buộc trách nhiệm cao hơn so với ý chí trong tập quán quốc tế.

Tóm lại, điều −ớc quốc tế và tập quán quốc tế là hai loại nguồn của Luật

quốc tế đã tồn tại từ thời cổ đại cho đến ngày nay. ở mỗi thời kỳ lịch sử hai loại nguồn nay ln tác động đến sự hình thành và phát triển của nhau, bổ sung cho nhau, cùng có vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ mn hình, mn vẻ giữa các quốc gia và cùng thúc đẩy sự phát triển của Luật quốc tế ở các khu vực khác nhau cũng nh− trong phạm vi toàn thế giới.

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)