Vấn đề hiệu lực của Luật quốc tế và Luật quốc gia

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 45 - 47)

VI. Mối quan hệ giữa Luật quốc tế và pháp Luật quốc gia

3. Vấn đề hiệu lực của Luật quốc tế và Luật quốc gia

a. "Ưu tiên" Luật quốc tế hay "Ưu tiên" Luật quốc gia

Trong khoa học Luật quốc tế khi xem xét đến quy phạm điều −ớc quốc tế và quy phạm Luật quốc gia th−ờng xuất hiện các vấn đề tranh luận là giữa hai loại quy phạm này thì cái nào có hiệu lực cao hơn và từ đó xuất hiện các học thuyết về −u tiên Luật quốc tế hay −u tiện Luật quốc gia.

* Học thuyết "Ưu tiên Luật quốc tế"

Học thuyết này đ−ợc xuất hiện ở các n−ớc t− bản ph−ơng Tây từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX và ảnh h−ởng của nó đạt tới đỉnh cao vào sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay học thuyết "Ưu tiên Luật quốc tế" vẫn đ−ợc duy trì ở nhiều n−ớc trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Những ng−ời theo học thuyết này cho rằng, Luật quốc tế là pháp luật có thứ bậc cao hơn so với Luật quốc gia, có hiệu lực cao hơn Luật quốc gia, và vì thế phải đ−ợc đặt ở vị trí −u tiên hơn so với Luật quốc gia.

Một trong những luận điểm chính của các đại biểu học thuyết −u tiên Luật quốc tế xuất phát từ chỗ cho rằng chính phạm vi tác động của chủ quyền quốc gia và pháp Luật quốc gia phụ thuộc vào Luật quốc tế; cho nên trong nhiều tr−ờng hợp chủ quyền quốc gia sẽ bị hạn chế do chính bản thân quốc gia bị phụ thuộc vào Luật quốc tế.

Về bản chất, học thuyết "Ưu tiên Luật quốc tế" thể hiện nguyên tắc đối ngoại của các c−ờng quốc đế quốc, tạo cơ sở lý luận cho "kẻ mạnh" biện luận cho việc làm tuỳ tiện, dùng Luật quốc tế để ép buộc các quốc gia nhỏ yếu, hạn chế bớt chủ quyền của họ.

* Học thuyết "Ưu tiên Luật quốc gia"

Trong sách báo pháp lý ở nhiều n−ớc xuất hiện học thuyết cho rằng pháp Luật quốc gia có hiệu lực cao hơn Luật quốc tế, đ−ợc xếp trên Luật quốc tế. Những ng−ời theo học thuyết này xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, lấy đó làm cơ sở lý luận cho học thuyết của mình; họ cho rằng chính vì chủ quyền quốc gia là tuyệt đối nên pháp Luật quốc gia có đ−ợc thực hiện ở các quốc

gia hay không là tuỳ thuộc vào việc quốc gia có cho phép hay khơng. Từ chỗ đề cao pháp Luật quốc gia, khẳng định hiệu lực của nó trên Luật quốc tế, thuyết "Ưu tiên Luật quốc gia" tất yếu dẫn đến phủ nhận hiệu lực pháp lý của Luật quốc tế.

Học thuyết "Ưu tiên Luật quốc gia" khơng chỉ có chỗ đứng trong thế giới t− bản mà còn xuất hiện ở cả nhiều n−ớc khác nhau, trong đó có Việt Nam. ở Việt Nam cũng có quan điểm cho rằng điều −ớc quốc tế có hiệu lực sau Hiến pháp, nghĩa là coi pháp Luật quốc gia có hiệu lực cao hơn Luật quốc tế.

b. Giải quyết vấn đề hiệu lực của Luật quốc tế và Luật quốc gia

Các học thuyến về "Ưu tiên Luật quốc tế" hoặc "Ưu tiên Luật quốc gia" đều là những học thuyết sai lầm, thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn, và tất yếu dẫn đến hiểu sai, áp dụng sai pháp luật trong tr−ờng hợp có sự "va chạm" giữa quy phạm Luật quốc tế và quy phạm Luật quốc gia.

Về mặt lý luận, Luật quốc tế và pháp Luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập nh−ng có mối liên hệ qua laị khăng khít với nhau. Đã là hai hệ thống pháp luật riêng biệt thì khơng thể nói đến việc phân chia thứ bậc cao thấp, việc khẳng định pháp luật này có hiệu lực cao hơn, −u tiên hơn pháp luật kia. Vấn đề phân chia thứ bậc chỉ có thể đặt ra đối với các văn bản pháp quy trong cùng một hệ thống pháp luật mà thơi. Ví dụ, ở Việt Nam Hiến pháp là văn bản pháp quy có hiệu lực cao nhất, sau đó là các đạo luật, pháp lệnh, v.v... Vì thế khơng thể đặt vấn đề điều −ớc quốc tế có hiệu lực cao hơn Hiến pháp hoặc đứng sau Hiến pháp. Việc phân chia thứ bậc giữa chúng là sai lầm cơ bản về lý luận và thực tiễn.

Cơ sở lý luận cho sự khẳng định rằng giữa Luật quốc tế và pháp Luật quốc gia khơng thể có sự phân chia hiệu lực, sự "−u tiên" cái này hơn cái khác căn cứ vào chính các điều −ớc quốc tế và các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp Luật quốc gia.

Nếu nghiên cứu toàn bộ các điều −ớc quốc tế chúng ta khơng hề thấy có quy định nào chỉ rõ rằng điều −ớc quốc tế có hiệu lực cao hơn pháp Luật quốc gia. Chúng ta chỉ bắt gặp các quy phạm chỉ rõ nghĩa vụ của các quốc gia thực hiện cam kết thoả thuận trong từng điều −ớc quốc tế.

Trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam khơng hề có quy phạm nào xác định pháp Luật quốc tế có hiệu lực cao hơn pháp Luật quốc gia và ng−ợc lại. Pháp luật Việt Nam chỉ quy định trong tr−ờng hợp để điều chỉnh cùng một quan hệ nào đó mà có sự quy định khác nhau giữa pháp luật Việt Nam và điều −ớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải áp dụng quy định của điều −ớc quốc tế (khoản 4 Điều 15, khoản 2 Điều 827 Bộ

Luật dân sự Việt Nam, khoản 1 Điều 4 Luật hàng không dân dụng Việt Nam, Điều 13 Luật Quốc tịch, v.v...).

Việc pháp luật Việt Nam chỉ rõ áp dụng quy định của điều −ớc quốc tế trong những tr−ờng hợp cụ thể không phải là pháp Luật quốc tế đ−ợc "−u tiên" hơn pháp Luật quốc gia nh− trong các thuyết pháp về Luật quốc tế ở n−ớc ngoài và ở Việt Nam đã từng khẳng định, mà điều đó chỉ chứng tỏ rằng bằng pháp Luật quốc gia Nhà n−ớc Việt Nam khẳng định cam kết nghiêm chỉnh thực hiện điều −ớc quốc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia, tuân thủ một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)