Sự tác động qua lại và ảnh h−ởng lẫn nhau giữa hai hệ thống pháp

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 42 - 45)

VI. Mối quan hệ giữa Luật quốc tế và pháp Luật quốc gia

2. Sự tác động qua lại và ảnh h−ởng lẫn nhau giữa hai hệ thống pháp

Hiến pháp. Hiến pháp của Anh cũng quy định theo h−ớng này.

ở Việt Nam cũng có quan điểm cho rằng điều −ớc quốc tế là một bộ phận cấu thành của pháp Luật quốc gia, đứng sau Hiến pháp, tr−ớc các đạo luật và pháp lệnh. Tuy nhiên, quan điểm này không đ−ợc thừa nhận rộng rãi và trong các văn bản pháp quy của Việt Nam khơng hề có điều khoản nào quy định điều −ớc quốc tế là bộ phận của pháp Luật quốc gia.

Nh− vậy, thuyết "Nhất nguyên luận" là một học thuyết sai lầm, không đ−ợc xây dựng trên cơ sở khoa học và thiếu tính thực tiễn, khơng phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

2. Sự tác động qua lại và ảnh h−ởng lẫn nhau giữa hai hệ thống pháp luật pháp luật

a. Quan điểm chung hiện nay đ−ợc thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam và nhiều n−ớc là Luật quốc tế và pháp Luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật khác nhau, nh−ng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và ảnh h−ởng lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Pháp Luật quốc gia và Luật quốc tế là hai hệ thống pháp luật khác nhau, trong đó mỗi hệ thống đều có chức năng riêng và hoạt động trong phạm vi của mình. Vì thế giữa hai hệ thống pháp luật này khơng hề có quan hệ pháp lý theo nghĩa cái này phải phục tùng cái kia. Tuy nhiên, hai hệ thống này lại có sự tác động qua lại với nhau trong một hệ thống quốc tế thống nhất.

Sự tác động qua lại giữa hai hệ thống pháp luật là điều kiện quan trọng cho hiệu quả thực hiện Luật quốc tế và pháp Luật quốc gia. Luật quốc gia giữ vai trị nh− cơng cụ thực hiện Luật quốc tế ở từng n−ớc và trong phạm vi toàn thế giới. Đến l−ợt mình, Luật quốc tế lại là cơng cụ thực hiện trong phạm vi tồn thế giới mục đích và các nguyên tắc của đ−ờng lối, chính sách quốc gia đ−ợc ghi nhận trong pháp luật từng n−ớc.

Cơ sở của sự tác động qua lại giữa Luật quốc tế và pháp Luật quốc gia thể hiện ở những điểm d−ới đây:

- Từng quốc gia vừa là chủ thể Luật quốc tế vừa là một yếu tố cấu thành của hệ thống quốc tế;

- Trong từng quốc gia, các chính sách đối nội và đối ngoại là một thể thống nhất, cùng thể hiện ý chí của Nhà n−ớc - ý chí đ−ợc thể hiện cả trong pháp Luật quốc gia và cả trong Luật quốc tế.

Sự tác động qua lại giữa pháp Luật quốc gia và Luật quốc tế thể hiện ở sự tác động hai chiều, trong đó hệ thống này tác động ảnh h−ởng đến hệ thống kia tuỳ theo mối t−ơng quan nhất định trong so sánh lực l−ợng ở các n−ớc, các nhóm quốc gia và trong phạm vi tồn thế giới.

b. ảnh h−ởng của pháp Luật quốc gia đến Luật quốc tế

Tr−ớc hết pháp Luật quốc gia ảnh h−ởng đến sự hình thành, phát triển của Luật quốc tế.

Nghiên cứu lịch sử Luật quốc tế cho thấy rất nhiều quy phạm của nó có nguồn gốc từ các quy phạm pháp Luật quốc gia. Ví dụ, các quy phạm điều chỉnh quan hệ chiến tranh giữa các n−ớc nh− cấm sử dụng vũ khí hố học, đối xử nhân đạo với các tù binh trong các Công −ớc Giơnevơ năm 1925 về cấm sử dụng các loại vũ khí hơi ngạt, độc hại và cơn trùng, Cơng −ớc Giơnevơ năm 1949 về bảo vệ nạn nhân chiến tranh... đều có nguồn gốc từ xa x−a trong pháp luật của các quốc gia ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập cổ đại.

Trong thế kỷ XVIII với thắng lợi của các cuộc Cách mạng t− sản ở châu Âu, châu Mỹ, sự ra đời Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776, Hiến pháp n−ớc Pháp năm 1793 đã có ảnh h−ởng đáng kể đến sự phát triển của Luật quốc tế hiện đại. T− t−ởng bình đẳng giữa các quốc gia, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau đ−ợc đề x−ớng từ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, từ Cách mạng t− sản Pháp năm 1789 đ−ợc ghi nhận thành nguyên tắc chung trong quan hệ giữa một số quốc gia châu Âu, châu Mỹ trong buổi hồng hơn của giai cấp t− sản tiến bộ chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời vào cuối thế kỷ XVIII. Trải qua những thăng trầm của lịch sử thế giới, cuối cùng thì các nguyên tắc này đã đ−ợc ghi nhận trong Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc , trong Tuyên bố của đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1970,...

Khi nghiên cứu ảnh h−ởng của pháp Luật Quốc Gia đến Luật quốc tế, chúng ta khơng thể khơng nói đến ý nghĩa của thắng lợi Cách mạng tháng M−ời Nga với sự ra đời cuả Nhà n−ớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Sau khi ra đời Nhà n−ớc Xô Viết Nga trẻ tuổi, Lênin đã ký Sắc lệnh về Hồ bình trong đó lần đầu tiên đã đề cập đến quyền dân tộc tự quyết. D−ới ảnh h−ởng của Sắc lệnh về Hồ bình của Lênin, quyền dân tộc tự quyết chính thức đ−ợc ghi nhận thành nguyên tắc của Luật quốc tế hiện đại. Từ đó nguyên tắc này đ−ợc thể hiện trong các điều −ớc quốc tế đa ph−ơng và song ph−ơng khác nhau và là cơ sở pháp lý cho các dân tộc đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

ảnh h−ởng của Luật quốc gia đến Luật quốc tế còn thể hiện trong các ngành luật khác nhau của Luật quốc tế nh− Luật hàng không dân dụng quốc tế, Luật biển quốc tế, Luật ngoại giao và lãnh sự, Luật lãnh thổ và biên giới quốc gia,... Ví dụ, quyền −u đãi và miễn trừ ngoại giao trong Công −ớc Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao có nguồn gốc từ quyền bất khả xâm phạm đối với sứ giả n−ớc ngoài đ−ợc quy định trong pháp luật của La Mã và Hy Lạp cổ đại; quy chế pháp lý vùng trời trong Công −ớc Chicagô năm 1944 về Hàng khơng dân dụng quốc tế có đ−ợc một phần do ảnh h−ởng của pháp luật một số n−ớc châu Âu vào đầu thế kỷ XX đã quy định chế độ cho phép máy bay n−ớc ngoài bay qua bầu trời của quốc gia mình trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền quốc gia v.v...

c. ảnh h−ởng của Luật quốc tế đến pháp Luật quốc gia

Về mặt lý luận, pháp Luật quốc gia và Luật quốc tế luôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển. Nếu nh− ở mức độ và phạm vi nhất định Luật quốc gia tác động đến sự hình thành và phát triển của Luật quốc tế, thì cũng ở mức độ và phạm vi nhất định Luật quốc tế tác động trở lại đến sự phát triển và hoàn thiện Luật quốc gia. Nh− vậy, ảnh h−ởng của Luật quốc gia đến Luật quốc tế là ảnh h−ởng khởi đầu có tính xuất phát điểm, còn ảnh h−ởng của Luật quốc tế đến Luật quốc gia là ảnh h−ởng trở lại.

Tr−ớc hết, Luật quốc tế ảnh h−ởng quan trọng đến sự phát triển của pháp Luật quốc gia theo chiều h−ớng tiến bộ. Thực tiễn xây dựng pháp luật của nhiều quốc gia cho thấy những quy phạm Luật quốc tế về quyền con ng−ời trong các công −ớc của Liên Hợp Quốc đã tác động đến chính sách của nhiều quốc gia và dẫn đến việc họ phải quy định trong các văn bản pháp luật của n−ớc mình cho phù hợp với Luật quốc tế ở mức độ nhất định.

Luật quốc tế cịn ảnh h−ởng đến q trình hồn thiện pháp Luật quốc gia. Điều này thể hiện ở hai nét nổi bật:

- Thứ nhất, đối với nhiều điều −ớc quốc tế thì khi ký kết hoặc tham gia các

quốc gia có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật cho phù hợp với những điều −ớc quốc tế này. Nh− vậy, đối với nhiều quốc gia, nếu trong hệ thống pháp luật của mình ch−a đầy đủ, ch−a hồn chỉnh thì trong những tr−ờng hợp này d−ới tác động của Luật quốc tế, hệ thống pháp Luật quốc gia sẽ đ−ợc thay đổi, bổ sung cho hoàn thiện hơn;

- Thứ hai, nhiều điều −ớc quốc tế có ảnh h−ởng không chỉ đến pháp luật của các n−ớc thành viên mà còn tác động, ảnh h−ởng đến q trình hồn thiện pháp luật của các quốc gia khơng phải là thành viên. Ví dụ, Luật quốc tế của các n−ớc EU ảnh h−ởng trực tiếp đến pháp luật của các n−ớc này và pháp luật các n−ớc

này lại ảnh h−ởng đến từng ngành luật cụ thể trong pháp luật của nhiều n−ớc đang phát triển.

Sự tác động, ảnh h−ởng của Luật quốc tế đến pháp Luật quốc gia là điều đã đ−ợc lý luận và thực tiễn chứng minh, tuy nhiên mức độ và phạm vi tác động, ảnh h−ởng lại khác nhau đối với từng thời kỳ phát triển của lịch sử thế giới và đối với từng ngành luật của mỗi hệ thống pháp luật, trong đó Luật quốc tế có ảnh h−ởng đến pháp Luật quốc gia nhiều nhất là vào nửa sau của thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)