Tập quán quốc tế

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 34 - 36)

V. Nguồn của Luật quốc tế hiện đại

3. Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế là quy tắc xử sự chung đ−ợc hình thành trong thực tiễn quốc tế và đ−ợc các quốc gia thừa nhận là quy phạm pháp lý ràng buộc mình.

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có rất nhiều loại tập quán khác nhau, trong đó có những tập quán là nguồn của t− pháp quốc tế, nh− các tập quán th−ơng mại quốc tế, tập quán hàng hải quốc tế, tập quán về tôn trọng quyền miễn trừ t− pháp tuyệt đối của quốc gia v.v... Trong giáo trình này chỉ đề cập đến tập quán quốc tế với t− cách là nguồn của Luật quốc tế.

Vậy, những tập quán quốc tế nào đ−ợc công nhận là quy phạm Luật quốc tế, là nguồn của Luật quốc tế?

Một tập quán quốc tế trở thành quy phạm Luật quốc tế phải là tập quán có các dấu hiệu d−ới đây:

- Thứ nhất, phải là quy tắc xử sự chung hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia và đ−ợc các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện.

Thông th−ờng trong quan hệ quốc tế có rất nhiều tập quán với tính chất là quy tắc xử sự chung, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao và hàng hải quốc tế bằng đ−ờng biển. Ví dụ: Đại sứ đặc mệnh tồn quyền lần thứ hai trở lại nhận cơng tác sẽ đ−ợc đại diện Bộ Ngoại giao n−ớc nhận đại diện đón tiếp (th−ờng là Bộ tr−ởng hoặc Thứ tr−ởng Bộ Ngoại giao). Trong thực tiễn quốc tế, đây chỉ là quy tắc xử sự mà ch−a phải là quy phạm pháp lý, nh−ng lại đ−ợc các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện.

- Thứ hai, quy tắc xử sự đ−ợc coi là tập quán quốc tế và phải lặp đi lặp lại

nhiều lần, trải qua quá trình dài lâu và đ−ợc các quốc gia thoả thuận thừa nhận tập quán đó là có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình. Kể từ đó tập qn quốc tế trở thành quy phạm pháp lý quốc tế và là nguồn của Luật quốc tế.

Nh− vậy, quá trình hình thành quy phạm tập quán của Luật quốc tế bao gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: các quốc gia thoả thuận tuân thủ quy tắc xử sự chung trong

quan hệ giữa họ với nhau;

- Giai đoạn 2: Các quốc gia thoả thuận thừa nhận tập quán đó là quy phạm Luật quốc tế.

Tập quán quốc tế đ−ợc hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau, lúc đầu đ−ợc thể hiện thành những quy tắc xử sự chung do một hay một số quốc gia đ−a ra, có thể thơng qua tuyên bố của các cơ quan nhà n−ớc hoặc những ng−ời lãnh đạo cao nhất của quốc gia, thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói, sau đó đ−ợc các quốc gia cùng áp dụng, cùng thừa nhận và trở thành tập quán pháp quốc tế. Rõ ràng là, quá trình hình thành tập quán pháp quốc tế là rất dài lâu và liên tục. Cũng giống nh− quy phạm điều −ớc quốc tế, quy phạm tập quán quốc tế thể hiện ý chí của các quốc gia trên cơ sở hồn tồn tự nguyện.

Cũng nh− điều −ớc quốc tế, tập quán quốc tế bao gồm: tập qn quốc tế có tính ngun tắc, tập quán quốc tế chung, tập quán quốc tế khu vực.

Tập quán quốc tế khu vực đ−ợc áp dụng trong quan hệ của một nhóm n−ớc hoặc thậm chí hai n−ớc và chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc các n−ớc đó.

Tập quán quốc tế chung là tập quán đ−ợc nhiều n−ớc ở các châu lục khác nhau trên thế giới thừa nhận và áp dụng rộng rãi, phổ cập trong quan hệ giữa quốc gia.

Tập qn quốc tế có tính ngun tắc là những tập quán liên quan đến chủ quyền quốc gia, đến quyền bình đẳng giữa các quốc gia, là cơ sở cho quan hệ giữa các quốc gia. Loại tập quán quốc tế này có giá trị pháp lý bắt buộc tất cả các quốc gia trên thế giới, dù có thừa nhận hoặc khơng thừa nhận.

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế full (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)