Rủi ro trong hoạt động tín dụng bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tín dụng bất động sản và thị trường bất động sản tại TP hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Như những hoạt động cho vay khác, cho vay bất động sản cũng tiềm ẩn những rủi ro vốn cĩ như rủi ro do khơng chấp hành đúng quy định hiện hành, rủi ro từ phía khách hàng, rủi ro pháp lý, rủi ro từ sự thay đổi của nền kinh tế… Cĩ thể tĩm lược như sau:

- Từ phía ngân hàng:

Khơng tuân thủ theo đúng những quy định hiện hành về việc cấp tín dụng của cấp trên thể hiện ở việc: cho vay khơng đúng đối tượng, khơng thực hiện đúng quy trình, điều kiện thẩm định hồ sơ, cho vay với tài sản đảm bảo vượt quá tỷ lệ quy định, thiếu thơng tin về khách hàng…

Khi đã cấp tín dụng, thực hiện khơng tốt khâu kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng dẫn đến việc sử dụng vốn vay khơng hiệu quả.

Hạn chế về năng lực của đội ngũ làm cơng tác tín dụng, cũng như lực lượng quản trị cao cấp của ngân hàng.

Chưa cĩ chiến lược cụ thể cho riêng mình, chú trọng đến số dư nợ vay mà chưa thật sự để ý đến chất lượng của mĩn vay.

- Về phía khách hàng:

Cố tình tạo ra những thơng tin, dữ liệu, hồ sơ giả mạo để đánh lừa ngân hàng chẳng hạn che dấu kết quả hoạt động thua lỗ của doanh nghiệp bằng việc tạo ra báo cáo với các khoản lời lớn nhằm tạo niềm tin cho ngân hàng.

Sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, đầu tư vào những lĩnh vực cĩ nhiều rủi ro như đầu tư tài chính…

- Sự biến động của nền kinh tế - xã hội:

Thời hạn cho vay bất động sản thường là trung và dài hạn, do đĩ nếu lãi suất cho vay khơng linh hoạt, khơng tính đến sự thay đổi của thị trường sẽ dẫn đến nguy cơ thua lỗ do lãi suất huy động cao mà cho vay lại thấp. Song song đĩ, trước sự gia tăng cao của lãi suất đã gây khĩ khăn cho người đi vay bởi việc gánh chịu áp lực trả lãi cao tương

ứng. Điều này ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án vay ban đầu và dẫn đến cĩ nguy cơ mất khả năng thanh tốn của người đi vay.

Một nền kinh tế tồn tại lạm phát cao đã làm gia tăng chi phí tiêu dùng, chi phí đầu tư tăng cao cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Đồng thời, sự can thiệp của Chính phủ nhằm giảm lạm phát cũng cĩ khả năng gây ra việc khan hiếm tín dụng hoặc lãi suất cao gây khĩ khăn cho người đi vay.

- Cơ chế, chính sách: Các quy định hiện nay để điều tiết thị trường bất động sản

như Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, các nghị định, thơng tư hướng dẫn… chưa thật sự rõ ràng thống nhất. Việc cĩ một cơ chế ràng buộc để đảm bảo nhu cầu vay vốn và thu hồi nợ một cách dễ dàng chưa được như mong muốn. Thêm vào đĩ hàng loạt các vấn đề như điều kiện pháp lý để chấp thuận, định giá tài sản đảm bảo cũng như đăng ký giao dịch đảm bảo, cơng chứng hợp đồng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, xử lý tài sản để thu hồi nợ… cũng làm gia tăng mức độ rủi ro và hạn chế hoạt động cho vay bất động sản của ngân hàng.

Bên cạnh đĩ, cơ chế đền bù giải tỏa, quy hoạch, sử dụng đất cũng chưa thật minh bạch và hợp lý, thời gian tiến hành kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của dự án.

- Rủi ro từ những hiện tượng tự nhiên bất khả kháng: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, cháy

nổ… gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân nĩi riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nĩi chung.

- Rủi ro đặc thù của thị trường bất động sản:

Thị trường bất động sản hiện nay cịn khá mới mẻ và chưa thật sự ổn định. Do đĩ yếu tố đầu cơ, làm giá để lũng đoạn, chi phối thị trường là hồn tồn cĩ thực. Thêm vào đĩ, việc chưa thật lành mạnh trong cung cấp thơng tin đã làm cho giá bất động sản luơn biến động và khĩ quản lý. Kỳ hạn cho vay bất động sản thường rất dài từ 5-25 năm. Trong khi đĩ nguồn vốn huy động của ngân hàng đại đa số là tiền gửi cĩ kỳ hạn ngắn. Điều này thể hiện rõ tính thanh khoản của ngân hàng khá thấp nếu duy trì việc lấy ngắn nuơi dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tín dụng bất động sản và thị trường bất động sản tại TP hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)