1.4. Nghiên cứu tín dụng bất động sản trong mối quan hệ
1.4.1. Khủng hoảng tài chính Đơng Na mÁ 1997
Cho đến giữa thập kỷ 90, Thái Lan vẫn được coi là một nền kinh tế phát triển khá ấn tượng ở châu Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế luơn đạt trên 8%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh chĩng theo hướng gia tăng cơng nghiệp và dịch vụ. Năm 1972 cơ cấu GDP là 30.2% NN, 25.7% CN và 44.1% dịch vụ. Đến năm 1993 tỷ lệ này thay đổi như sau: 10%, 39.2% và 50.8%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.008 USD/năm (1985) lên 2.700 USD/năm (1996). Thái Lan được xem là một nước tiền cơng nghiệp mới (NIC) ở Đơng Nam Á. Thế nhưng Thái Lan lại là quốc gia châm ngịi cho cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997.
Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng nĩng trong những năm đầu thập niên 90 đã
xuất hiện hiện tượng “bong bĩng” trong đầu tư, đặc biệt là kinh doanh bất động sản, kéo theo đĩ là nguy cơ đổ vỡ của hàng loạt ngân hàng do kinh doanh kém hiệu quả. Từ
năm 1991 đến năm 1996 ngân hàng Thái Lan cố gắng neo tỷ giá hối đối ở mức 25,19- 25,6 Baht/USD nhằm giữ giá đồng Baht và khơng gia tăng thêm nợ nước ngoài. Song đến năm 1997, tình hình đã nằm ngồi sự kiểm sốt của ngân hàng TW.
Do dấu hiệu bất ổn từ nền kinh tế, Chính phủ Thái Lan đã bán ra hàng tỷ USD để giữ giá nhưng cuối cùng đến ngày 02/7/1997 Chính phủ Thái Lan đã buộc phải tuyên bố thả nổi tỷ giá đồng Baht. Hậu quả là đồng Baht liên tục giảm giá, đến tháng 1 năm 1998 giá trị đồng Baht đã giảm 112% so với tháng 6 năm 1997 (từ 25 Baht/USD xuống 53 Baht/USD). Khủng hoảng tài chính tiền tệ đã đưa Thái Lan vào tình cảnh hết sức khĩ khăn khi tăng trưởng GDP năm 1997 là -0.4%, năm 1998 là -8.3%; nợ nước ngồi tăng thêm 30 tỷ USD; giá cả hàng hĩa tăng mạnh; các ngân hàng và các cơng ty tài chính phá sản hoặc phải sáp nhập. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan lập tức lan tỏa sang các nước châu Á và nhiều nước trên thế giới.