Sản phẩm tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 63 - 67)

2.4.2 Sản phẩm dịch vụ

2.4.2.1 Sản phẩm tín dụng

- Quy mơ và tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng cho vay:

+ Cho vay trên địa bàn: mặc dù đã đi vào hoạt động hơn 08 năm, nhưng quy mô và dư nợ cho vay của Chi nhánh trên địa bàn vẫn còn rất nhỏ (xấp xỉ 360 tỷ).

Đây là tồn tại và hạn chế lớn nhất của Vietinbank Ninh Thuận.

+ Cho vay đồng tài trợ: để đảm bảo hiệu quả hoạt động, Vietinbank Ninh

Thuận đã tiến hành cho vay đồng tài trợ các dự án ngoài địa bàn (chiếm đến 50% tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh bao gồm: Dự án thuỷ điện Sơn La; Dự án 3G của VNPT; Dự án Tháp BIDV tại Hà Nội; Dự án Khu đô thị mới An Phú Thịnh tại Bình

Định). Nhìn chung các dự án đồng tài trợ đáp ứng yêu cầu an toàn, đem lại lợi

nhuận ổn định cho Vietinbank Ninh Thuận. Từ đó đã tạo điều kiện để Vietinbank Ninh Thuận nâng cao khả năng cạnh tranh trên địa bàn.

+ Đồng tiền cho vay: chủ yếu tập trung cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm 92% dư nợ (năm 2011), cho vay bằng ngoại tệ USD chỉ chiếm 8% là cho vay đồng tài trợ với Vietinbank Hà Nội của dự án: Mạng 3G của VNPT.

+ Phân khúc lĩnh vực cho vay: trên cơ sở khả năng, nhân lực, thị trường mục tiêu và mức độ rủi ro tối đa chấp nhận; Vietinbank Ninh Thuận xác định :

* Lĩnh vực tập trung khuyến khích và đẩy mạnh cho vay là thương mại, dịch vụ và tiêu dùng : dư nợ đối với lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng từ 60% - 89%

/tổng dư nợ. Riêng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng từ 18.563 triệu đồng năm 2008 (tỷ lệ 8%/ dư nợ) lên 80.510 triệu đồng năm 2011 (tỷ lệ 22%/dư nợ)

Bảng 2.11: Tình hình cho vay của Chi nhánh các năm 2008 đến 2011

ĐVT : tỷ đồng

NĂM SO SÁNH TĂNG TRƯỞNG

2008 2009 2010 2011 2009/2008 2010/2009 2011/2010

S T T

CHỈ TIÊU

Tăng % tăng Tăng % tăng Tăng % tăng

1 Theo thời hạn 215 404 557 699 189 88 153 38 142 25

Cho vay NH 127 177 173 241 50 40 -4 -2 68 39

Cho vay TDH 88 227 384 458 139 157 157 69 74 19

2 Loại tiền :

VNĐ 215 404 502 643 89 88 98 24 141 28

USD ( quy đổi ) - - 55 56 - 55 1 2

3 Loại cho vay

Trên địa bàn 175 275 288 359 100 57 13 5 71 24

Đồng tài trợ 40 129 269 340 89 222 140 109 71 26

4 Nguồn cho vay

Nguồn của NH 212 398 547 689 186 149 142

Nguồn Ủy thác 3 6 10 10 3 4 -

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ninh Thuận) [22]

* Lĩnh vực xem xét kỹ và cẩn trọng trong cho vay là xây lắp: đây là ngành

nghề bị ảnh hưởng rủi ro rất lớn từ chính sách đầu tư cơng của Chính phủ. Tuy

nhiên thông qua cho vay đối với lĩnh vực này thì mới phát triển được mảng dịch vụ bảo lãnh, cho nên tỷ lệ này cũng tăng từ 9% (năm 2008) lên 35% (năm 2011).

* Lĩnh vực hạn chế cho vay là nông lâm thủy sản: do có nhiều rủi ro, cho nên chỉ xem xét cho vay đối với các khách hàng có khả năng tài chính, sử dụng vốn vay ít, TSBĐ có tính thanh khoản cao. Chính vì thế dư nợ chỉ chiếm tỷ lệ dưới 5 %.

+ Đối tượng khách hàng vay: khách hàng là Tổ chức / Doanh nghiệp chiếm bình quân 60%/ tổng dư nợ, còn lại là khách hàng Cá nhân / Hộ gia đình.

Các khách hàng doanh nghiệp đều là Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNTN / Cơng ty TNHH / Cơng ty CP) khơng có Doanh nghiệp nhà nước. Nhìn chung các

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh khơng minh bạch trong báo cáo tài chính, cho nên việc thẩm định đánh giá để xem xét cho vay gặp rất nhiều khó khăn.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay của Chi nhánh từ năm 2008 đến 2011

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ninh Thuận) [22]

+ Nguồn vốn cho vay: Bên cạnh việc huy động nguồn vốn từ xã hội để cho

vay, Vietinbank Ninh Thuận cũng tranh thủ các nguồn vốn cho vay ưu đãi với lãi suất thấp của các tổ chức quốc tế ( tài trợ thông qua Vietinbank ) để hỗ trợ cho vay các DNVVN như các chương trình tín dụng : JBIC, DEG. Năm 2011 cho vay bằng nguồn vốn tài trợ ủy thác đạt gần 10 tỷ (chiếm 1,4% / tổng dư nợ). Mặc dù nguồn vốn cho vay chưa nhiều nhưng với lãi suất cho vay rất ưu đãi, đã tạo điều kiện cho Vietinbank Ninh Thuận thu hút thêm các khách hàng quan hệ với Chi nhánh.

+ Quy mô các khoản vay:

Bảng 2.12 : Quy mô khoản vay của Chi nhánh các năm 2008 đến 2011

NĂM SO SÁNH TĂNG TRƯỞNG

2008 2009 2010 2011 2009/2008 2010/2009 2011/2010

S T T

CHỈ TIÊU

Tăng % tăng Tăng % tăng Tăng % tăng

1 Số món vay 919 1.506 1.884 2.077 587 64 378 25 193 10 - Doanh nghiệp 270 470 473 543 200 3 70 - Cá nhân 649 1.036 1.411 1.534 387 375 123

2 Bình qn dư nợ

/ 1 món (tỷ đồng) 0,234 0,268 0,296 0,336 0,034 15 0,028 10 0,040 14

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ninh Thuận) [22]

+ Hoạt động bảo lãnh tập trung chủ yếu cho các Doanh nghiệp ngành xây lắp (chiếm từ 70% - 80 % số món bảo lãnh và doanh số bảo lãnh), cịn lại một số ít là ngành thương mại (chiếm khoảng 20 % - 30%)

* Đối với các Doanh nghiệp xây lắp, tập trung vào các loại hình: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo hành và Bảo lãnh tiền ứng trước.

* Đối với các Doanh nghiệp và Cá nhân kinh doanh thương mại thì đơn thuần chỉ có Bảo lãnh thanh tốn.

+ Trong các năm từ 2008 đến nay, Chi nhánh rất hạn chế, cẩn trọng và có chọn lọc trong việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ngành xây lắp, dẫn đến giảm sút nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh.

Bảng 2.13 : Quy mô bảo lãnh của Chi nhánh các năm 2008 đến 2011 NĂM CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 1 Số món bảo lãnh 480 496 288 323 - Xây lắp 385 398 208 251 - Thương mại dịch vụ 95 98 80 72 2 Số khách hàng bảo lãnh 34 48 47 47 2.1 Theo thành phần - Cá nhân 6 6 8 7 - Doanh nghiệp 28 42 39 40 2.2 Theo ngành nghề : - Xây lắp 20 33 33 32 - Thương mại dịch vụ 14 15 14 15 3 Số phí thu (tỷ đồng) 0,74 0,81 0,85 0,81 - Xây lắp ( % ) 78 75 72 69 - Thương mại dịch vụ (% ) 22 25 28 31 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ninh Thuận) [22]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)