Năng lực quản lý, trình độ, phẩm chất và kinh nghiệm của đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 41 - 43)

1.3.2 Nhóm các yếu tố thuộc nội lực của Ngân hàng thương mại

1.3.2.1 Năng lực quản lý, trình độ, phẩm chất và kinh nghiệm của đội ngũ cán

cán bộ, nhân viên của NHTM

- Con người (nguồn nhân lực) là yếu tố quyết định đến sự tồn vong hay phát triển của bất cứ một chủ thể nào, của bất kỳ hoạt động nào và của bất kỳ thể chế

nào. Một NHTM có đội ngũ nhân viên giỏi, có chất lượng sẽ có khả năng sáng tạo, khả năng hoạch định chiến lược, có khả năng thực thi chiến lược và tổ chức thực

hiện các kỹ năng thao tác nghiệp vụ trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là biểu hiện của sức cạnh tranh cao của NHTM. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì địi hỏi các NHTM phải có khả

năng thường xuyên thu hút được nguồn nhân lực bổ sung và đáp ứng các yêu cầu phát triển của mình hiện tại và trong tương lai.

- Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực có thể thông qua các tiêu thức như: + Tuổi đời bình qn: thể hiện sức trẻ, sức sáng tạo, tính linh hoạt năng động. + Trình độ nhân viên: thường được xem xét trên phương diện bằng cấp như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, chưa qua đào tạo.

+ Năng lực quản lý điều hành của bộ máy quản lý.

+ Trình độ kiến thức bổ trợ như: trình độ tin học, ngoại ngữ, kiến thúc các ngành kinh tế, pháp luật khác có liên quan đến hoạt động NH. Đây là các kiến thức khơng thể thiếu được trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa hiện nay.

+ Các yếu tố về văn hóa: hình thức, kỹ năng giao tiếp.

+ Kỹ năng thao tác nghiệp vụ khi thực hành các tác nghiệp cụ thể.

- Tuy nhiên tùy theo tính chất đặc điểm hoạt động của từng NHTM, của từng vị trí cơng việc mà đòi hỏi chất lượng đội ngũ nhân viên phù hợp, hiệu quả. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của một NHTM, điều quan trọng nhất khơng

phải ở số lượng các nhân viên có trình độ về bằng cấp cao (Tiến sĩ, Thạc sĩ) hay ở tuổi đời bình quân (trẻ hoặc già) mà ở chỗ đội ngũ nhân viên đó có khả năng đề ra và / hoặc thực thi được các chiến lược kinh doanh của NHTM một cách có hiệu quả hay khơng? có khả năng đạt các mục tiêu (lợi nhuận, thị phần …) mà NHTM đề ra hay không? và có nhiều ý tưởng sáng tạo, vận dụng linh hoạt trong quá trình thực thi nhiệm vụ cụ thể hay khơng?

1.3.2.2. Năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại

- Năng lực tài chính hay Nguồn lực tài chính của NH có vai trị vơ cùng quan trọng, nó là tiền đề để phát triển thị trường, nâng cao chất lượng và phát triển các

sản phẩm dịch vụ, từ đó quyết định đến năng lực cạnh cạnh của NHTM.

Các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng hầu hết đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nguồn lực tài chính của NHTM đó là vốn điều lệ hay vốn chủ sở hữu. Do vậy để tăng quy mô hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của

khách hàng, để hiện đại hóa cơng nghệ …thì đòi hỏi các NHTM phải tăng cường năng lực tài chính.

- Bên cạnh đó năng lực quản lý nguồn lực tài chính nói chung và năng lực

quản lý hoạt động kinh doanh nói riêng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nó có thể làm giảm nguồn lực tài chính, gây khó khăn cho NH trong hoạt động kinh doanh nhưng nó cũng có thể tăng nguồn lực tài chính, thúc đẩy sự phát triển của NH.

Năng lực quản lý tài chính tốt thể hiện trên các khía cạnh: quản lý tốt khả năng sinh lời của vốn; quản trị tốt rủi ro; quản lý tốt hoạt động kinh doanh; Nâng cao chất lượng tín dụng; Tiết kiệm chi phí kinh doanh; Tỷ lệ ROA, ROE đạt cao hơn mức trung bình của tồn ngành, của các NHTM trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)