Năng lực công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 91)

- Với việc thực hiện dự án hiện đại hóa NH, Vietinbank đã chuyển đổi thành công hệ thống quản trị điều hành từ “MISAC” sang “INCAS” và nằm trong top các NH hàng đầu Việt Nam về ứng dụng CNTT. Hệ thống INCAS là hệ thống quản lý dữ liệu tập trung, trên nền tảng công nghệ hiện đại, cho nên đã nâng cao khả năng quản trị NH, ứng dụng vào việc phát triển các SPDV có hàm lượng công nghệ cao, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng tiện ích cho người sử dụng, cải tiến năng suất lao động, tăng cường khả năng giám sát, kiểm soát hoạt động nghiệp vụ.

Nhờ việc áp dụng INCAS cho nên đã giảm thiểu được nhiều các báo cáo, số

liệu phải làm thủ công, khai thác bằng tay. Đồng thời cũng khai thác tự động, nhanh chóng được nhiều dữ liệu phục vụ tốt kịp thời cho hoạt động quản trị, kinh doanh.

- Tuy nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế trong việc áp dụng cơng nghệ:

+ Một là Vietinbank là NH duy nhất mà hệ thống Tài khoản Thẻ ATM chưa

kết nối được vào với hệ thống INCAS, cho nên đã hạn chế rất lớn trong việc phát triển các ứng dụng và tiện ích của Thẻ như: thấu chi trên Thẻ ATM, chuyển khoản từ Tài khoản Thẻ ATM sang Tài khoản CA của hệ thống INCAS ..vv..

+ Hai là các ứng dụng công nghệ vào phát triển dịch vụ của Vietinbank có

nhiều sản phẩm cịn kém chất lượng so với các NH khác như: SMS Banking thông báo biến động số dư nhưng khơng có thơng báo được tên người chuyển tiền ..vv..

+ Ba là do dữ liệu được quản lý tập trung, cho nên các Chi nhánh không thể

truy cập và khai thác các thông tin theo yêu cầu riêng, mà vẫn phải làm thủ công, cho nên mất rất nhiều thời gian. Một số CBCNV chưa nắm bắt được các tiện ích,

chức năng của hệ thống, cho nên chưa biết để khai thác phục vụ u cầu cơng tác.

2.5. PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA VIETINBANK NINH THUẬN

2.5.1. BIDV Ninh Thuận

2.5.1.1. Điểm mạnh

- Về nhân sự và quản trị điều hành: với bề dày hoạt động 20 năm, thương

hiệu và vị thế của BIDV Ninh Thuận rất vững mạnh trên địa bàn. Đội ngũ Lãnh đạo và CBCNV cũng đa phần còn trẻ, cho nên rất năng động và chủ động trong tiếp thị, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng.

- Về cho vay: thế mạnh là cho vay các doanh nghiệp xây lắp, kinh doanh

thương mại, dịch vụ và cho vay tiêu dùng đối với CBCNV thu nợ từ lương.

+ Quy mô dư nợ cho vay tăng trưởng cao, liên tục với mức bình quân 24,5% / năm (từ 2008 – 2011) và Thị phần cho vay giữ ổn định từ 33% - 35% (đứng thứ 2 sau Agribank Ninh Thuận). Riêng thị phần cho vay đối với Doanh nghiệp năm 2011

đứng đầu chiếm 40,3 %. Thị phần cho vay Cá nhân đứng hàng thứ 2 (sau Agribank

Ninh Thuận) với 25,8% bỏ xa Vietinbank Ninh Thuận đứng thứ 3.

+ Dư nợ cho vay bình quân / 1 CBCNV của BIDV Ninh Thuận đạt 15.536 tr.đ

đứng đầu các NHTM trên địa bàn và bằng 158% mức bình qn tồn địa bàn.

- Về Huy động vốn: huy động vốn tăng trưởng cao, liên tục với mức bình

quân 28% / năm (từ 2008 – 2011) và Thị phần huy động vốn tăng trưởng mạnh từ 26,9% năm 2008 lên 30% năm 2011 (đứng thứ 2 sát sau Agribank 33%). Trong đó năm 2011 huy động vốn tổ chức đứng đầu thị phần (44,6%), huy động vốn cá nhân

đứng thứ 2 thị phần (25,5%).

Huy động vốn bình quân/ 1CBCNV đạt 11.555 tr.đ đứng thứ 2 (sau Vietinbank Ninh Thuận) và bằng 143% mức bình qn tồn địa bàn.

- Về dịch vụ: Thu dịch vụ tăng trưởng cao, liên tục với mức bình quân 22% / năm (từ 2008 – 2011) và Thị phần thu dịch vụ của BIDV Ninh Thuận ổn định ở

mức 39% đứng đầu địa bàn, bỏ xa Agribank Ninh Thuận đứng 2 với 27,4%.

Thu dịch vụ tập trung chủ yếu vào bảo lãnh cho các doanh nghiệp xây lắp, thanh toán quốc tế và thanh toán chuyển tiền. Thu từ các dịch vụ mới hầu như không đáng kể. Thu dịch vụ bình quân / 1 CBCNV đạt 77 tr.đ đứng đầu và bằng

188% mức bình qn tồn địa bàn.

+ Sản phẩm dịch vụ Thẻ: trên cơ sở cho vay tiêu dùng đối với CBCNV chiếm thị phần gần như tuyệt đối toàn Tỉnh, BIDV Ninh Thuận đã triển khai phát hành

Thẻ ATM gắn với việc trả lương và thu nhập qua Thẻ ATM cho toàn bộ các cơ quan đơn vị có CBCNV quan hệ vay vốn. Đây là nền tảng quan trọng và ưu thế để triển khai các sản phẩm dịch vụ mới về Ngân hàng điện tử và các dịch vụ thu hộ (thu hộ tiền điện, thu hộ bảo hiểm …)

- Về lợi nhuận: Năm 2011 lợi nhuận vươn lên đứng đầu địa bàn ( 47.086 tr.đ ) và với mức BQ 448 tr.đ / 1 CBCNV, bằng 184% BQ toàn địa bàn.

2.5.1.2. Điểm yếu và tồn tại

+ Do tập trung mạnh vào cho vay các Doanh nghiệp xây lắp và hoạt động chế biến xuất khẩu nông sản, là những ngành nghề đang gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro cao. Phần lớn dư nợ là cho vay không bảo đảm bằng tài sản, thế chấp kho hàng và thế chấp nguồn thu từ NSNN, do đó tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong hoạt động.

+ Cho vay tiêu dùng CBCNV không bảo đảm bằng tài sản, với quy mô quá

lớn, chiếm tỷ trọng cao. Tỷ lệ nợ nhóm 2 cao (bình qn 5% dư nợ), phản ánh thực trạng chất lượng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động.

- Về thu dịch vụ: nguồn thu dịch vụ chủ yếu là bảo lãnh và thanh toán (TTQT và thanh toán trong nước) gắn liền với hoạt động cho vay, các sản phẩm dịch vụ mới chưa triển khai, cho nên không bền vững và ổn định.

2.5.1.3. Đánh giá về BIDV Ninh Thuận

Năng lực cạnh tranh mạnh và đứng đầu thị trường trên tất cả các mặt hoạt động Huy động vốn, Cho vay và phát triển dịch vụ.

2.5.2. Agribank Ninh Thuận

2.5.2.1. Điểm mạnh

- Về mạng lưới và thương hiệu: có mạng lưới rộng lớn nhất và số lượng

CBCNV đông đảo nhất. “Agribank” là thương hiệu mạnh, đặc biệt ở các Huyện. - Về cho vay: thế mạnh là cho vay đối với Nông nghiệp và phát triển nông

thôn. Năm 2011 Agribank Ninh Thuận vẫn tiếp tục duy trì vị thế đứng đầu thị phần về cho vay, đặc biệt cho vay đối với khách hàng Cá nhân/ hộ gia đình với 52,9% thị phần bỏ xa BIDV Ninh Thuận đứng thứ 2 với 25,8% thị phần.

- Về huy động vốn: mặc dù bị giảm sút nhiều nhưng năm 2011 vẫn đứng đầu thị phần huy động vốn (33%), đặc biệt là huy động vốn dân cư với 32,1% thị phần. Với mạng lưới rộng lớn tại tất cả các Huyện trong tỉnh, cho nên có nguồn tiền gửi thanh tốn, KKH rất lớn của các Doanh nghiệp như: Điện lực, Viễn thông, Bưu

chính, Bảo hiểm xã hội, các BQL dự án huyện và Kho Bạc mở tại các Chi nhánh Agribank tại các Huyện, đây là thế mạnh và điều kiện để Agribank Ninh Thuận hạ giá thành huy động vốn, tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.

- Về thu dịch vụ: mặc dù bị giảm sút nhưng năm 2011 vẫn đứng thứ 2 với

27,4% thị phần, và bỏ xa Vietinbank đứng thứ 3 chỉ với thị phần: 13,3%.

2.5.2.2. Điểm yếu và tồn tại

- Về nhân sự và quản trị điều hành: bộ máy quá lớn và cồng kềnh, được

phân bố theo địa giới hành chính cấp Huyện, cho nên hiệu quả hoạt động kém. Số lượng CBCNV đơng nhưng độ tuổi bình quân cao, do đó bên cạnh việc có nhiều kinh nghiệm và nắm rõ địa bàn, thì hạn chế nhiều về năng động, sáng tạo và

đi sâu sát địa bàn, khách hàng. Cơ chế điều hành chưa thay đổi, vẫn mang nặng tính

bao cấp của DNNN cho nên rất hạn chế trong điều hành hoạt động kinh doanh. - Về cho vay: đối tượng cho vay tập trung nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nên chứa đựng rất nhiều rủi ro. Thị phần cho vay bị giảm sút mạnh đặc biệt là thị phần cho vay đối với doanh nghiệp.

Dư nợ cho vay bình quân / 1 CBCNV đạt thấp: 8.377 tr.đ - chỉ bằng 85,6 % mức bình qn tồn địa bàn. Chất lượng tín dụng thấp, khơng an tồn.

- Về huy động vốn: mặc dù vẫn còn đứng đầu, nhưng thị phần huy động vốn

đã giảm sút liên tục từ 46,5% (năm 2008) xuống còn 33% (năm 2011)

Huy động vốn bình quân / 1 CBCNV đạt thấp: 6.222 tr.đ - chỉ bằng 76,8 %

mức bình qn tồn địa bàn.

2.5.2.3. Đánh giá về Agribank Ninh Thuận

Mặc dù vẫn là Ngân hàng dẫn đầu thị trường nhưng thị phần đang bị cạnh

tranh mạnh và giảm sút nghiêm trọng. Năng lực cạnh tranh bị suy giảm , tuy nhiên tại địa bàn các Huyện thì năng lực cạnh tranh vẫn cịn tốt.

2.5.3. Nhóm các Ngân hàng TMCP cịn lại : ( Sacombank; ACB; EAB )

2.5.3.1. Điểm mạnh

- Về huy động vốn: do phát triển mạnh về huy động vàng và các sản phẩm phái sinh về vàng, cho nên là nền tảng thuận lợi để huy động VNĐ của các khách hàng có quan hệ giao dịch về vàng.

Đặc biệt từ khi NHNN áp trần lãi suất huy động thì nhóm các NHTM CP này

ln có các khoản chi thêm cho khách hàng vượt trần huy động, cho nên thu hút

được rất nhiều khách hàng gửi tiền.

- Về marketing sản phẩm dịch vụ: do được làm có hệ thống từ trên xuống, cho nên cách thức tiến hành, tổ chức thực hiện chuyên nghiệp và có tính hệ thống.

Đặc biệt EAB Ninh Thuận có thế mạnh về mảng Thẻ ATM và chi trả kiều hối (do đây là thế mạnh của Ngân hàng TMCP Đông Á)

2.5.3.2. Điểm yếu và tồn tại

- Về vị thế: nhìn chung vị thế trên thị trường chưa được xác lập. Mạng lưới

còn nhỏ bé, chỉ tập trung ở TP.Phan Rang Tháp Chàm, cho nên hạn chế nhiều trong công tác huy động vốn, cho vay và phát triển dịch vụ.

- Về huy động vốn: Huy động vốn tổ chức / doanh nghiệp (đặc biệt của nhà nước) còn khiêm tốn. Đối với huy động dân cư, biện pháp cạnh tranh duy nhất là đẩy lãi suất huy động lên cao so với các NHTM nhà nước, cho nên làm cho giá

thành đầu vào bị đẩy lên quá cao, rất rủi ro cho hoạt động.

- Về cho vay: lãi suất cho vay rất cao cho nên khó thu hút khách hàng vay. Để cạnh tranh cho vay thì các NHTM CP này phải hạ chuẩn cho vay, nâng cao định giá TSBĐ, nâng mức cho vay cao so với thực tế nhu cầu của khách hàng ..vv…cho nên dẫn đến rủi ro rất lớn trong hoạt động tín dụng.

2.5.3.3. Đánh giá

Nhình chung nhóm các NHTM CP (ACB, Sacombank và EAB) là các NH thuộc tốp sau. Thế mạnh và năng lực cạnh tranh của nhóm các NHTM CP này tập trung chủ yếu vào huy động vốn dân cư.

2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

VIETINBANK NINH THUẬN

2.6.1. Đánh giá SWOT của Vietinbank Ninh Thuận

2.6.1.1. Điểm mạnh

- Một là về nhân sự và quản trị điều hành. Đa phần Lãnh đạo và CBCNV có tuổi bình qn cịn trẻ, được đào tạo chính quy; cho nên rất năng động, sáng tạo,

dám nghĩ, dám làm, sâu sát trong cơng việc. Ban Lãnh đạo có quan hệ xã hội rộng, có kinh nghiệm giao tiếp. Năng suất lao động (tính trên 01 CBCNV) cao nhất trong các NHTM trên địa bàn.

- Hai là có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Vietinbank trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, các chương trình tín dụng ưu đãi, các khách hàng chiến lược ..vv..

- Ba là về sản phẩm dịch vụ.

+ Về huy động vốn: có nguồn tiền gửi thanh tốn lớn là điều kiện để hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh huy động vốn, cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ. Xây dựng được thương hiệu về sản phẩm huy động “Tiết kiệm dự thưởng” trên địa bàn, là điều kiện tiền đề để đẩy mạnh huy động vốn dân cư.

+ Về cho vay: chất lượng tín dụng được giữ vững, là điều kiện thuận lợi để

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, chi phí cho các hoạt

động tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, hạ lãi suất cho vay thu hút khách hàng tốt.

- Bốn là về năng lực Marketing. Đã xây dựng được chính sách tiếp thị chăm sóc khách hàng một cách có hệ thống, bài bản để thực hiện. Công tác quảng cáo,

tiếp thị, xây dựng thương hiệu được làm thường xuyên và tương đối hiệu quả bằng nhiều hình thức và biện pháp phong phú.

- Năm là về thị phần. Mặc dù còn khoảng cách khá xa so với BIDV Ninh

Thuận và Agribank Ninh Thuận, nhưng đã chiếm lĩnh được thị phần tương đối và

trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với 02 NHTM trên. Thương hiệu và vị thế của Vietinbank Ninh Thuận đã được xác lập tương đối tốt trên địa bàn.

2.6.1.2. Điểm yếu và hạn chế

- Một là về mạng lưới hoạt động và nhân sự. Mạng lưới còn mỏng, cho nên hạn chế rất nhiều trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng.

Đội ngũ nhân sự còn nhiều tồn tại và bất cập. Định biên lao động thấp hơn

nhiều so với các NHTM khác, cho nên bên cạnh năng suất lao động cao, thì cũng dẫn đến tình trạng CBCNV ln trong tình trạng “mệt mỏi” “căng thẳng” vì làm

- Hai là về quản trị điều hành. BGĐ chưa xây dựng được chiến lược và

chính sách kinh doanh và bị động trong việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Cịn bao biện cơng việc, làm thay cho cấp dưới; đồng thời trong chỉ đạo điều hành nhiều khi chưa thường xuyên, chưa sâu sát và quyết liệt. Công tác quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ cho từng vị trí, chưa thực sự làm có hiệu quả, có tầm “dài hơi” cho một thời kỳ, một giai đoạn.

- Ba là về công tác tiếp thị, quảng cáo, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng. Chưa có bộ phận chuyên trách, đầu mối trong việc tổ chức triển khai công tác tiếp thị, quảng cáo, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng và làm công tác nghiên cứu phát triển (R&D) thị trường, đối thủ cạnh tranh và đề ra các giải pháp, chính sách.

Chưa có phân tích, đánh giá về hiệu quả đem lại từ các chi phí (tiếp thị, quảng cáo, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng ) và lợi nhuận đem lại khi bỏ ra chi phí.

Yêu cầu đối với CBCNV phải đa năng tuy nhiên thực tế cán bộ chưa đáp ứng

được các yêu cầu đó. Tầm quan trọng của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh

NH được quán triệt đến từng CBCNV nhưng chưa biến thành “hành động”.

- Bốn là việc tuân thủ các quy định của Vietinbank. Do các quy định, quy chế, quy trình và hướng dẫn về cơng tác nghiệp vụ (đặc biệt về cấp tín dụng và xử lý nợ nhóm 2, nợ xấu) rất chặt chẽ, theo chuẩn mực quốc tế (một số điểm chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng) và yêu cầu các Chi nhánh phải tuân thủ ngiêm túc, cho nên làm hạn chế rất nhiều cho Chi nhánh trong việc tiếp thị, tìm kiếm khách hàng và giữ các khách hàng tín dụng tốt.

- Năm là về sản phẩm dịch vụ: một số sản phẩm dịch vụ chưa hoàn thiện

bằng các NHTM khác, nên khả năng cạnh tranh kém.

- Sáu là thu nhập vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động cho vay.

- Bảy là về thị phần trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng thị phần nhìn chưa có bước đột phá, cịn khoảng cách quá xa với các BIDV và Agribank. Đặc biệt cho vay trên địa bàn còn quá yếu kém, chưa tạo nền tảng để phát triển các sản phẩm huy động vốn và dịch vụ kèm theo hoạt động cho vay.

- Một là cơ hội từ sự chuyển biến của nền kinh tế Tỉnh.

- Hai là do xuất phát điểm thấp, cho nên nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)