Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 96 - 100)

VIETINBANK NINH THUẬN

2.6.1. Đánh giá SWOT của Vietinbank Ninh Thuận

2.6.1.1. Điểm mạnh

- Một là về nhân sự và quản trị điều hành. Đa phần Lãnh đạo và CBCNV có tuổi bình qn cịn trẻ, được đào tạo chính quy; cho nên rất năng động, sáng tạo,

dám nghĩ, dám làm, sâu sát trong công việc. Ban Lãnh đạo có quan hệ xã hội rộng, có kinh nghiệm giao tiếp. Năng suất lao động (tính trên 01 CBCNV) cao nhất trong các NHTM trên địa bàn.

- Hai là có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Vietinbank trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, các chương trình tín dụng ưu đãi, các khách hàng chiến lược ..vv..

- Ba là về sản phẩm dịch vụ.

+ Về huy động vốn: có nguồn tiền gửi thanh toán lớn là điều kiện để hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh huy động vốn, cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ. Xây dựng được thương hiệu về sản phẩm huy động “Tiết kiệm dự thưởng” trên địa bàn, là điều kiện tiền đề để đẩy mạnh huy động vốn dân cư.

+ Về cho vay: chất lượng tín dụng được giữ vững, là điều kiện thuận lợi để

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, chi phí cho các hoạt

động tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, hạ lãi suất cho vay thu hút khách hàng tốt.

- Bốn là về năng lực Marketing. Đã xây dựng được chính sách tiếp thị chăm sóc khách hàng một cách có hệ thống, bài bản để thực hiện. Cơng tác quảng cáo,

tiếp thị, xây dựng thương hiệu được làm thường xuyên và tương đối hiệu quả bằng nhiều hình thức và biện pháp phong phú.

- Năm là về thị phần. Mặc dù còn khoảng cách khá xa so với BIDV Ninh

Thuận và Agribank Ninh Thuận, nhưng đã chiếm lĩnh được thị phần tương đối và

trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với 02 NHTM trên. Thương hiệu và vị thế của Vietinbank Ninh Thuận đã được xác lập tương đối tốt trên địa bàn.

2.6.1.2. Điểm yếu và hạn chế

- Một là về mạng lưới hoạt động và nhân sự. Mạng lưới còn mỏng, cho nên hạn chế rất nhiều trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng.

Đội ngũ nhân sự còn nhiều tồn tại và bất cập. Định biên lao động thấp hơn

nhiều so với các NHTM khác, cho nên bên cạnh năng suất lao động cao, thì cũng dẫn đến tình trạng CBCNV ln trong tình trạng “mệt mỏi” “căng thẳng” vì làm

- Hai là về quản trị điều hành. BGĐ chưa xây dựng được chiến lược và

chính sách kinh doanh và bị động trong việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Còn bao biện công việc, làm thay cho cấp dưới; đồng thời trong chỉ đạo điều hành nhiều khi chưa thường xuyên, chưa sâu sát và quyết liệt. Công tác quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ cho từng vị trí, chưa thực sự làm có hiệu quả, có tầm “dài hơi” cho một thời kỳ, một giai đoạn.

- Ba là về công tác tiếp thị, quảng cáo, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng. Chưa có bộ phận chuyên trách, đầu mối trong việc tổ chức triển khai cơng tác tiếp thị, quảng cáo, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng và làm cơng tác nghiên cứu phát triển (R&D) thị trường, đối thủ cạnh tranh và đề ra các giải pháp, chính sách.

Chưa có phân tích, đánh giá về hiệu quả đem lại từ các chi phí (tiếp thị, quảng cáo, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng ) và lợi nhuận đem lại khi bỏ ra chi phí.

Yêu cầu đối với CBCNV phải đa năng tuy nhiên thực tế cán bộ chưa đáp ứng

được các yêu cầu đó. Tầm quan trọng của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh

NH được quán triệt đến từng CBCNV nhưng chưa biến thành “hành động”.

- Bốn là việc tuân thủ các quy định của Vietinbank. Do các quy định, quy chế, quy trình và hướng dẫn về cơng tác nghiệp vụ (đặc biệt về cấp tín dụng và xử lý nợ nhóm 2, nợ xấu) rất chặt chẽ, theo chuẩn mực quốc tế (một số điểm chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng) và yêu cầu các Chi nhánh phải tuân thủ ngiêm túc, cho nên làm hạn chế rất nhiều cho Chi nhánh trong việc tiếp thị, tìm kiếm khách hàng và giữ các khách hàng tín dụng tốt.

- Năm là về sản phẩm dịch vụ: một số sản phẩm dịch vụ chưa hoàn thiện

bằng các NHTM khác, nên khả năng cạnh tranh kém.

- Sáu là thu nhập vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động cho vay.

- Bảy là về thị phần trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng thị phần nhìn chưa có bước đột phá, cịn khoảng cách q xa với các BIDV và Agribank. Đặc biệt cho vay trên địa bàn còn quá yếu kém, chưa tạo nền tảng để phát triển các sản phẩm huy động vốn và dịch vụ kèm theo hoạt động cho vay.

- Một là cơ hội từ sự chuyển biến của nền kinh tế Tỉnh.

- Hai là do xuất phát điểm thấp, cho nên nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển,

SXKD và dịch vụ của người dân và Doanh nghiệp trong thời gian tới rất lớn.

- Ba là một số các NHTM do cơng tác quản trị cịn hạn chế, bộ máy cồng

kềnh, kém hiệu quả, dẫn đến chất lượng tín dụng thấp kém, chi phí huy động vốn

đầu vào cao, dẫn đến lợi nhuận suy giảm, kéo theo suy giảm sức cạnh tranh.

2.6.1.4. Thách thức

- Một là thách thức từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các NH dẫn

đầu cạnh tranh quyết liệt, giành giật khách hàng để bảo vệ và phát triển thị phần.

Nhóm các NHTM CP theo sau cũng bám đuổi quyết liệt, đe dọa thị phần và vị thế của Vietinbank Ninh Thuận.

- Hai là thách thức từ các đối thủ cạnh tranh tương lai. Trong thời gian tới các NHTM CP khác sẽ tiếp tục mở Chi nhánh hoạt động trên địa bàn, làm cho cạnh tranh sẽ ngày càng căng thẳng và quyết liệt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích các chỉ tiêu cơ bản về năng lực cạnh tranh của Vietinbank Ninh Thuận từ năm 2008 đến 2011 trên địa bàn và so sánh kết quả hoạt động với các

NHTM khác, đã cho thấy những kết quả mà Vietinbank Ninh Thuận đạt được trong thời gian qua bước đầu đánh giá là thành công, thương hiệu và vị thế đã được xác lập. Vietinbank Ninh Thuận đang ở vị trí thách thức, bám đuổi 02 Ngân hàng dẫn

đầu thị trường là BIDV Ninh Thuận và Agribank Ninh Thuận. Đồng thời trong

Chương 2 cũng đã phân tích Vietinbank Ninh Thuận bằng mơ hình ma trận SWOT,

để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vietinbank Ninh

Thuận trong thời gian tới.

Để củng cố vị thế hoạt động kinh doanh trên địa bàn, phấn đấu vươn lên gia

nhập nhóm Ngân hàng dẫn đầu và trở thành Ngân hàng dẫn đầu thị trường, đòi hỏi Vietinbank Ninh Thuận phải có các giải pháp để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETINBANK NINH THUẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)