Tác động và ảnh hưởng của Vietinbank đến năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 60 - 62)

2.3 Tác động và ảnh hưởng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt

2.3.3 Tác động và ảnh hưởng của Vietinbank đến năng lực cạnh tranh

của Vietinbank Ninh Thuận

2.3.3.1. Cơ chế điều hành của Trụ sở chính đối với các Chi nhánh

- Trụ sở chính ủy quyền và giao mức ủy quyền phán quyết cho Giám đốc Chi nhánh trên cơ sở xếp hạng và đánh giá nội bộ hàng năm đối với từng Chi nhánh.

- Ban hành các Quy định, quy chế, quy trình và hướng dẫn về các hoạt động nghiệp vụ để cho các Chi nhánh chấp hành.

- Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm do TSC ấn định và giao cho Chi nhánh. - Thực hiện cơ chế mua bán vốn giữa TSC và Chi nhánh, ban hành lãi suất trần huy động, lãi suất sàn cho vay, để định hướng hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh.

- Giao định biên lao động, đơn giá tiền lương, chi phí hàng năm cho Chi

nhánh.

2.3.3.2. Sự hỗ trợ của TSC trong việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ

- Toàn bộ các sản phẩm dịch vụ, các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, Marketing của Vietinbank do TSC thiết kế, quy định, ban hành. Các Chi nhánh căn cứ để triển khai thực hiện. Chi phí được phân bổ cho các Chi nhánh.

- Vietinbank thực hiện ký kết hợp tác với các đối tác chiến lược ở cấp Bộ và Trung ương và sau đó triển khai cho các Chi nhánh thực hiện.

- Căn cứ vào tình hình đặc thù của từng địa bàn, các Chi nhánh có thể đề xuất thay đổi nội dung triển khai các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank, nhưng phải được Ban TGĐ chấp thuận bằng văn bản mới được triển khai thực hiện.

- Trong phạm vi ủy quyền và mức ủy quyền phán quyết, Giám đốc các chi

nhánh có thể chủ động triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ phù hợp với điều kiện hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng phải đảm bảo có hiệu quả.

2.4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETINBANK NINH THUẬN

2.4.1. Thương hiệu và Mạng lưới hoạt động

2.4.1.1. Thương hiệu

- Khi được thành lập và đi vào hoạt động, Vietinbank Ninh Thuận gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận diện thương hiệu, do các Doanh nghiệp và người dân chưa hề biết đến NHCT VN (với thương hiệu Incombank). Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng thương hiệu để khách hàng nhận biết, tin tưởng và

đến với NH; Ban Lãnh đạo Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng,

nhận diện, tuyên truyền, quảng cáo thương hiệu “Incombank” với nhiều hình thức và biện pháp hiệu quả:

+ Tổ chức Lễ khai trương ấn tượng, với đầy đủ các cơ quan ban ngành và

doanh nghiệp trên địa bàn tham dự.

+ Tiến hành gửi Thư ngỏ, Tờ rơi, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng.

+ Triển khai các chương trình khuyến mãi sản phẩm dịch vụ. + Tiến hành tiếp thị trực tiếp đến từng khách hàng.

+ Tài trợ các chương trình từ thiện, xã hội, ủng hộ người nghèo.

- Nhờ tập trung làm công tác quảng cáo, tiếp thị, xây dựng và nhận diện thương hiệu 01 cách quyết liệt, bài bản và thường xuyên; cho nên chỉ sau 01 năm hoạt động thương hiệu “Incombank” đã có chỗ đứng trên thị trường, người dân đã biết đến Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tỉnh Ninh Thuận.

- Năm 2009 chuyển đổi thương hiệu từ “Incombank” sang “Vietinbank”, với

sự chỉ đạo tập trung, bài bản của TSC, Vietinbank Ninh Thuận đã cùng các chi

nhánh trong toàn hệ thống chuyển đổi thành công thương hiệu mới “ Vietinbank”. - Cho đến nay có thể khẳng định: thương hiệu “Vietinbank” đã được thiết lập, ngày càng được củng cố vững chắc trên địa bàn Tỉnh Ninh Thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)