Năng lực cốt lõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 45 - 48)

1.3.2 Nhóm các yếu tố thuộc nội lực của Ngân hàng thương mại

1.3.2.6 Năng lực cốt lõi

- Năng lực cốt lõi là gì? Năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp thường được hiểu là những khả năng mà doanh nghiệp có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thỏa mãn ba điều kiện: Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng; Khả năng đó đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chước; và Có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho

nhiều sản phẩm và thị trường khác.

Năng lực cốt lõi có thể là cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên năng lực cốt lõi: Khi phát triển SPDV mới, doanh nghiệp thường dựa vào năng lực cốt lõi, tức những thế mạnh sẵn có của mình. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp khi

xem xét các quyết định phát triển SPDV mới bổ sung cho SPDV hiện có. Năng lực cốt lõi sẽ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc xây dựng mục tiêu và hoạch định chiến lược, góp phần quyết định vào sự thành bại trong kinh doanh.

- Năng lực cốt lõi không phải tự nhiên mà có. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình SXKD, mang lại thế mạnh và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Năng lực cốt lõi khi đã có thì khơng có nghĩa là sẽ dừng lại, mà cần phải được tiếp

tục xây dựng, phát triển thêm cả về chất lượng lẫn số lượng. Sử dụng năng lực cốt lõi trong phát triển các SPDV mới sẽ làm cho xác suất thành công cao hơn, mức độ rủi ro thấp hơn. Hợp tác, liên kết, liên doanh, dựa vào thế mạnh của đối tác, rồi dần dần xây dựng năng lực cốt lõi cho mình là một trong những quyết sách khôn ngoan,

đem lại sự thành công vượt bậc cho nhiều doanh nghiệp trong thời gian gần đây.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tổng hợp cơ sở lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh của NHTM nói riêng trên các nội dung: khái niệm về cạnh tranh, các loại hình cạnh tranh, khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp người ta sử dụng ma trận SWOT để phân tích.

Đồng thời trong Chương 1 cũng đã phân tích sự khác biệt về tính chất cạnh

tranh giữa các NHTM, cũng như sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ mà NNTM cung cấp, so với các doanh nghiệp khác. Qua đó đã đưa ra các tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.

Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh mà chúng ta đã nghiên cứu trong Chương 1 sẽ là nền tảng cơ bản để trong Chương 2, chúng ta đi sâu phân tích làm rõ và đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietinbank Ninh Thuận trên địa bàn;

Từ đó rút ra các Điểm mạnh; Điểm yếu; Thời cơ và Thách thức đối với

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH NINH THUẬN TRÊN ĐỊA BÀN

2.1. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

2.1.1.Tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Tỉnh Ninh

Thuận đến hoạt động của các NHTM

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

- Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải cực Nam Trung bộ, phía Bắc giáp Tỉnh Khánh Hịa, phía Nam giáp Tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp Tỉnh Lâm

Đồng và phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 105 km. Diện tích tự

nhiên 3.358 km2 với 03 dạng địa hình : Núi chiếm 63,2%, đồi gị bán sơn địa chiếm 14,4% và đồng bằng ven biển chiếm 22,4%. Tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng khơ hạn, nắng nóng và gió nhiều nhất cả nước. Dân số khoảng 573.000 người, trong đó tỷ lệ dân số đơ thị là 38%.

- Tỉnh Ninh Thuận có 07 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 06 Huyện : Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc (đều thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) và 01 Thành phố Phan Rang Tháp Chàm.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 9,4%/ năm (trong 10 năm qua). Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP theo giá so sánh 1994) đến năm 2010 đạt 3.040 tỷ đồng, tăng gấp 1,64 lần so với năm 2005 và tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của Tỉnh còn rất nhỏ: GDP của Tỉnh theo giá hiện hành đến năm 2009 đạt 5.667 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,3% so với cả nước, chiếm 2,1% so với vùng Miền Trung gồm 14 Tỉnh và chiếm 8,7% so với 4 tỉnh Nam Trung bộ.

GDP bình quân đầu người tăng bình quân 14,9%/năm, đến năm 2010 đạt 11,7 triệu đồng, nhưng mới chỉ bằng 51,8% so với cả nước và 68,5% so với mức trung bình trong khu vực và bằng 57,8% so với mức bình quân của 4 tỉnh Nam Trung bộ.

- Cơ cấu kinh tế lạc hậu, chuyển dịch chậm: năm 2010 tỷ trọng Nông nghiệp và thủy sản chiếm 40,4%; Công nghiệp xây dựng chiếm 21,6% và Dịch vụ chiếm 38%.

- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt thấp (năm 2010 thu: 665 tỷ, năm 2011: 791 tỷ) và là tỉnh bội chi ngân sách lớn của cả nước (tỷ lệ ngân sách trung ương hỗ trợ chiếm trên 70% tổng chi hàng năm). Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 chỉ đạt: 50 triệu USD (trong đó nơng sản 40 triệu USD và thủy sản 10 triệu USD)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)