Sự khác nhau giữa cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng với cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 29 - 31)

1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM

1.1.2.6 Sự khác nhau giữa cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng với cạnh

- Cạnh tranh trong lĩnh vực NH chịu sự chi phối mạnh mẽ của các chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ và NHTW; đồng thời chịu sự tác động của các biến

động tình hình kinh tế vĩ mô nhất là lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế.

- Mặc dù Nhà nước và NHTW chấp nhận và khuyến khích sự cạnh tranh giữa các NH nhưng vì mục tiêu ổn định kinh tế và đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền cũng như người vay tiền, cho nên Chính phủ và NHTW có thể can thiệp trực tiếp vào quá trình cạnh tranh giữa các NH bằng các chính sách đặc thù, thậm chí bằng cả chính sách kiểm sốt đặc biệt khi cần thiết. Sự can thiệp này từ phía Nhà nước có phần hạn chế sự cạnh tranh giữa các NH, nhưng nó đảm bảo cho sự an tồn của cả hệ thống NH và của cả nền kinh tế.

- Sự phá sản của một NH sẽ dễ dẫn đến phản ứng dây chuyền cho toàn bộ hệ thống, gây thảm họa cho cả quốc gia, thậm chí cả khu vực hay tồn cầu. Chính vì vậy cạnh tranh giữa các NH không phải là cuộc cạnh tranh một mất một còn.

- Sự phát triển lớn mạnh của đối thủ cạnh tranh trong hoạt động NH không đồng nghĩa với việc phải tìm mọi cách triệt hạ đối thủ mà thậm chí nó lại cịn tạo điều kiện để cho NH phát triển. Ví dụ như: sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty

bảo hiểm, Công ty chứng khoán sẽ tạo nguồn tiền gửi lớn cho các NH. Do đó ở đây cần phải quán triệt phương châm cạnh tranh “win-win” (tất cả cùng chiến thắng).

- Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ của các NHTM khơng chỉ do một NH thực hiện mà cịn phải thông qua các ngân hàng khác, do vậy cạnh tranh với nhau nhưng các NH vẫn phải hợp tác với nhau để cùng hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Từ các đặc điểm đã phân tích ở trên chúng ta nhận thấy với sự tham gia cạnh tranh của nhiều tổ chức tài chính sẽ làm cho hoạt động NH phong phú, lành mạnh và hiệu quả hơn. Nó cũng cho thấy đi cùng với sự cạnh tranh thì vẫn cần thiết phải có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các NH, các tổ chức tài chính với nhau. Vai trị

điều hành của Chính Phủ và NHTW là không thể thiếu trong việc ổn định kinh tế vĩ

mô, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong khn khổ Pháp luật.

1.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

1.2.1. Về năng lực tài chính

Năng lực tài chính của NHTM là năng lực cốt lõi, được thể hiện và đánh giá qua nhiều tiêu chí nhưng chủ yếu tập trung vào các tiêu chí cơ bản sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)