Về thương hiệu, mạng lưới chi nhánh và quan hệ ngân hàng đại lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 35 - 37)

1.2.5.1. Mạng lưới chi nhánh và quan hệ ngân hàng đại lý

- Mạng lưới các chi nhánh của một NHTM thể hiện ở số lượng các Chi nhánh, các Phòng GD, Quỹ tiết kiệm. Với việc triển khai các công nghệ NH hiện đại đã

làm rút ngắn khoảng cách về không gian và làm giảm tác động của một mạng lưới chi nhánh rộng khắp đối với năng lực cạnh tranh của một NH. Tuy nhiên vai trò của một mạng lưới chi nhánh rộng lớn vẫn rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong điều kiện các dịch vụ truyền thống của NH vẫn còn rất phát triển. Hiệu quả của mạng lưới chi nhánh rộng lớn thể hiện ở việc phân bố hợp lý các chi nhánh tại các vùng, miền

cũng như vấn đề quản lý và giám sát hoạt động các chi nhánh.

- Ngày nay xu thế quốc tế hóa trong lĩnh vực kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, làm gia tăng và bùng nổ các hoạt động TTQT, các hoạt động tài chính, tiền tệ và đầu tư giữa các nước. Một nền kinh tế mở, hội nhập với thế giới phải có một hệ thống tài chính vững mạnh, trong đó hệ thống các NH thông qua nghiệp vụ NH quốc tế hậu thuẫn cho sự phát triển của hoạt động ngoại thương và

thu hút đầu tư quốc tế. Để nghiệp vụ NH quốc tế phát triển thì việc xây dựng và

thiết lập quan hệ NH đại lý là mấu chốt quan trọng. Một NHTM có mạng lưới các NH đại lý rộng lớn là nền tảng cơ bản, quyết định sự thành công của nghiệp vụ NH quốc tế, tạo điều kiện xây dựng và định vị được thương hiệu không chỉ giới hạn

trong phạm vi quốc gia mà còn vươn ra khu vực và thế giới. Đồng thời thơng qua

đó hỗ trợ cho chính các nghiệp vụ trong nước phát triển, có sức cạnh tranh.

1.2.5.2. Thương hiệu, uy tín; Mức độ cạnh tranh và khả năng hợp tác với

các Ngân hàng thương mại khác

- Thương hiệu và uy tín là một nguồn lực vô cùng quan trọng, tạo ra lợi thế to lớn cho các NH trong cạnh tranh. Niềm tin của khách hàng được dựa trên thương hiệu và uy tín của NH. Chính vì vậy một NH có thương hiệu và uy tín hơn đối thủ cạnh tranh thì nó có khả năng mở rộng được thị phần, gia tăng doanh số và góp

phần gia tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên thương hiệu và uy tín của một NH chỉ có thể có được sau một thời gian quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng, do NH ln cung cấp các SPDV có chất lượng cao, đáp ứng đúng và phù hợp nhu cầu của khách hàng với giá cả cạnh tranh. Vì vậy để có được thương hiệu và uy tín trên thị trường yếu tố cơ bản, nền tảng là NH phải ln có sự nỗ lực cố gắng cải tiến chất lượng, đa dạng hóa các

SPDV, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh

đó NH cũng cần có các chiến lược phù hợp để xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng.

- Cạnh tranh giữa các NHTM có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cả hệ thống NH. Sự cạnh tranh lành mạnh và hợp tác có hiệu quả giữa các NH là nền tảng tạo ra sức mạnh của cả hệ thống NH và quyết

định năng lực cạnh tranh quốc tế của các NHTM của một nước.

Việc hoàn thiện các khung pháp lý quy định về cạnh tranh là điều kiện hết sức quan trọng để đảm bảo sự bình đẳng, lành mạnh trong cạnh tranh giữa các NHTM. Sự bình đẳng và lành mạnh trong cạnh tranh đến lượt mình là nền tảng tạo động lực vươn lên mạnh mẽ cho từng NHTM nằm khẳng định mình, đồng thời thơi thúc các

NH khác cùng vươn lên. Việc thiếu hoặc thiếu hiệu quả của những chính sách và quy định pháp lý về cạnh tranh có thể tạo ra sự cạnh tranh khơng bình đẳng, gây

tâm lý e ngại và nản lòng các NH thực hiện nghiêm túc, gây lãng phí các nguồn lực và do đó làm yếu đi lợi thế cạnh tranh của các NHTM.

- Cạnh tranh nhưng không thể tách rời hợp tác, đó là đặc điểm quan trọng

trong cạnh tranh giữa các NHTM. Sự hợp tác giữa các NH cũng là cơ sở để tạo ra và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho từng NH. Sự hợp tác giữa các NHTM được thể hiện thơng qua: hình thức hợp tác, tính chất hợp tác và hiệu quả của sự hợp tác. Sự hợp tác giữa các NHTM thông thường được tập trung vào những hoạt động như cải thiện và kết nối cơ sở hạ tầng (liên kết các máy ATM thông qua một liên minh Thẻ; Thanh toán song phương …), tận dụng các ưu thế, SPDV mà NH mình khơng có, chưa có hoặc chưa có mạng lưới chi nhánh (ngân hàng đại lý …), vào những hoạt

động như đào tạo, nghiên cứu phát triển …

Tuy nhiên sự hợp tác phải giới hạn ở chừng mực nhất định, không được làm

ảnh hưởng đến sự cạnh tranh lành mạnh, không được tạo ra những liên minh chính

thức hay liên minh ngầm nhằm tạo ra sự độc quyền hay cạnh tranh khơng bình đẳng. Những sự hợp tác như thế một mặt làm giảm sự lành mạnh của môi trường

cạnh tranh, mặt khác dẫn đến sự trì trệ, chậm thích ứng và đổi mới.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA NHTM

Việc xem xét các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM có vai trị quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở dự báo xu hướng phát triển của các yếu tố cũng như chiều hướng tác

động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của NHTM để có thể lựa chọn chiến

lược hoặc giải pháp cạnh tranh phù hợp, hiệu quả. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng

đến năng lực cạnh tranh của NHTM thành 02 nhóm để nghiên cứu: các yếu tố thuộc

mơi trường bên ngồi và các yếu tố thuộc mơi trường bên trong.

1.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)