1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM
1.1.2.2 Những đặc điểm chung của Ngân hàng thương mại
- Về bản chất: NH là một doanh nghiệp đặc biệt trên thị trường. Là một doanh nghiệp vì nó cũng hoạt động giống như các doanh nghiệp khác: có vốn điều lệ; có hoạt động kinh doanh mua vào, bán ra; Có phát sinh chi phí và thu nhập; Có thể có lợi nhuận hoặc lỗ; Có thể phát triển hoặc phá sản, giải thể …Là một doanh nghiệp
đặc biệt vì nó khơng kinh doanh các hàng hóa và sản phẩm dịch vụ thông thường
mà kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt đó là: tiền tệ và các sản phẩm dịch vụ tài
chính.
- Về chức năng: Theo Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 16.06.2010 thì các NHTM đều có quyền như nhau về: kinh doanh, cung
ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng;
Cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản.[16]
1.1.2.3. Các nghiệp vụ và sản phẩm chủ yếu của NNTM
NHTM thực hiện 03 nghiệp vụ cơ bản đó là: Nghiệp vụ tài sản Nợ; Nghiệp vụ tài sản Có và Nghiệp vụ trung gian hoa hồng. Việc thực hiện 03 nghiệp vụ này thể hiện bản chất của NHTM là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt
động ngân hàng là từ nhiều nguồn vốn, nhưng nguồn vốn chủ yếu là nguồn huy động tiền gửi. Cũng trên cơ sở 03 nghiệp vụ cơ bản này mà hình thành nên các sản
phẩm dịch vụ do NHTM cung cấp bao gồm: các sản phẩm truyền thống và các sản phẩm hiện đại.
- Nghiệp vụ tài sản Nợ: là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của
NHTM, nó bao gồm: vốn chủ sở hữu (vốn tự có), vốn huy động và vốn vay.
- Nghiệp vụ tài sản Có: là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của NHTM vào các hoạt động cho vay, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ bao gồm: Nghiệp vụ ngân quỹ; Nghiệp vụ cho vay; Nghiệp vụ đầu tư và các Nghiệp vụ tài sản có khác.
- Nghiệp vụ trung gian hoa hồng: là việc NHTM làm trung gian cung ứng
các dịch vụ NH nhằm thực hiện những ủy nhiệm, những yêu cầu của khách hàng,
trung gian không những mang lại cho NH thu nhập mà còn tạo điều kiện mở mang các nghiệp vụ tài sản Nợ và tài sản Có và nâng cao uy tín của NH trên thị trường.
1.1.2.4. Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ NHTM
Các sản phẩm dịch vụ của NHTM nói riêng và sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung, có 05 đặc trưng cơ bản sau:
- Tính vơ hình: đây là một đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt SPDV tài chính với các sản phẩm hàng hóa khác. Người mua SPDV tài chính khơng nhìn thấy được hình thái vật chất cụ thể của loại hình dịch vụ này. Nghĩa là người ta không cầm
được, khơng sờ mó được nó. Do đó người mua khó đánh giá chất lượng và so sánh
như các loại hàng hóa khác trước khi mua. Người mua chỉ có thể cảm nhận được tiện ích mà nó mang lại. Do vậy yếu tố cơ bản để khách hàng lựa chọn SPDV chính là sự tin tưởng / niềm tin đối với Ngân hàng cung ứng SPDV đó.
- Sản xuất và phân phối sản phẩm diễn ra đồng thời: một sản phẩm khi
được cung ứng ra thị trường được chia làm 02 giai đoạn: tạo ra /sản xuất ra sản
phẩm và tiêu dùng sản phẩm. Đối với các hàng hóa thơng thường thì đều được sản xuất xong sau đó mới được đem bán cho người tiêu dùng. Nhưng ngược lại SPDV tài chính thì lại được bán trước khi chúng được tạo ra. Chúng chỉ được tạo ra khi
khách hàng có nhu cầu. Nói cách khác q trình sản xuất và phân phối SPDV tài chính diễn ra một cách đồng thời.
- Do nhiều yếu tố cấu thành: một SPDV tài chính là sự kết hợp bởi nhiều yếu tố: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong đó chính là nhân lực, tổ chưa bộ máy xử lý và phân phối sản phẩm, tiền vốn, công nghệ. Cịn yếu tố bên ngồi đó là người mua và thể chế mơi trường. Một SPDV tài chính chỉ được thực
hiện khi được luật pháp cho phép cũng như có các yếu tố mơi trường đồng bộ. - Khơng ổn định về chất lượng: do sản phẩm được tạo thành từ nhiều yếu tố: bên trong (năng lực, tâm lý từng nhân viên …) và bên ngoài (hành vi ứng xử của từng khách hàng, môi trường kinh doanh trong từng thời kỳ …), mà những yếu tố này đều khơng có tính ổn định, ln ln biến động cho nên dẫn đến chất lượng của sản phẩm cũng không ổn định. Muốn giữ cho chất lượng sản phẩm ổn định có tính
tương đối thì địi hỏi các NHTM phải kiểm sốt và duy trì được các yếu tố bên
trong thuộc về NHTM.
- Dễ bị sao chép: do SPDV tài chính là một kinh nghiệm hay là một q trình, khơng thể đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, khơng có tính chất độc quyền, do đó rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước bởi những NHTM khác. Để nâng cao khả năng thu hút khách hàng, đòi hỏi các NHTM phải thường xuyên nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, tạo tính độc đáo cho sản phẩm do NH mình cung cấp.
1.1.2.5. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại
- Trong cuốn:“Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập”- GS.TS. Nguyễn Thị Quy đã phân tích và đưa ra khái niệm : “Năng lực cạnh tranh
của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an tồn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của mơi trường kinh doanh”[8]. Cịn trong bài biết “Đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” tác giả Đỗ Thị Minh Đức cho rằng:
“Năng lực cạnh tranh của một NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng hiệu quả các
lợi thế so sánh để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với NHTM khác”.
- Từ hai khái niệm trên ta có thể nhận thấy: năng lực cạnh tranh của NHTM là một yếu tố động, luôn được đặt trong sự phát triển liên tục. Các lợi thế so sánh (hiện có và được tạo ra) chỉ là những yếu tố tiềm năng, điều quan trọng là các lợi thế này phải được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, đồng thời phải ln đầu tư nhằm
duy trì và tăng cường thêm một cách bền vững. Đồng thời cạnh tranh luôn là một
hoạt động có chủ đích, do vậy năng lực cạnh tranh phải gắn liền với kết quả của hoạt động cạnh tranh, tức là mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra.
1.1.2.6. Sự khác nhau giữa cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng với cạnh tranh trong các lĩnh vực khác tranh trong các lĩnh vực khác
- Cạnh tranh trong lĩnh vực NH chịu sự chi phối mạnh mẽ của các chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ và NHTW; đồng thời chịu sự tác động của các biến
động tình hình kinh tế vĩ mô nhất là lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế.
- Mặc dù Nhà nước và NHTW chấp nhận và khuyến khích sự cạnh tranh giữa các NH nhưng vì mục tiêu ổn định kinh tế và đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền cũng như người vay tiền, cho nên Chính phủ và NHTW có thể can thiệp trực tiếp vào q trình cạnh tranh giữa các NH bằng các chính sách đặc thù, thậm chí bằng cả chính sách kiểm sốt đặc biệt khi cần thiết. Sự can thiệp này từ phía Nhà nước có phần hạn chế sự cạnh tranh giữa các NH, nhưng nó đảm bảo cho sự an tồn của cả hệ thống NH và của cả nền kinh tế.
- Sự phá sản của một NH sẽ dễ dẫn đến phản ứng dây chuyền cho toàn bộ hệ thống, gây thảm họa cho cả quốc gia, thậm chí cả khu vực hay tồn cầu. Chính vì vậy cạnh tranh giữa các NH không phải là cuộc cạnh tranh một mất một còn.
- Sự phát triển lớn mạnh của đối thủ cạnh tranh trong hoạt động NH không đồng nghĩa với việc phải tìm mọi cách triệt hạ đối thủ mà thậm chí nó lại cịn tạo điều kiện để cho NH phát triển. Ví dụ như: sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty
bảo hiểm, Cơng ty chứng khốn sẽ tạo nguồn tiền gửi lớn cho các NH. Do đó ở đây cần phải quán triệt phương châm cạnh tranh “win-win” (tất cả cùng chiến thắng).
- Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ của các NHTM không chỉ do một NH thực hiện mà cịn phải thơng qua các ngân hàng khác, do vậy cạnh tranh với nhau nhưng các NH vẫn phải hợp tác với nhau để cùng hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
Từ các đặc điểm đã phân tích ở trên chúng ta nhận thấy với sự tham gia cạnh tranh của nhiều tổ chức tài chính sẽ làm cho hoạt động NH phong phú, lành mạnh và hiệu quả hơn. Nó cũng cho thấy đi cùng với sự cạnh tranh thì vẫn cần thiết phải có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các NH, các tổ chức tài chính với nhau. Vai trị
điều hành của Chính Phủ và NHTW là khơng thể thiếu trong việc ổn định kinh tế vĩ
mô, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong khn khổ Pháp luật.
1.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
1.2.1. Về năng lực tài chính
Năng lực tài chính của NHTM là năng lực cốt lõi, được thể hiện và đánh giá qua nhiều tiêu chí nhưng chủ yếu tập trung vào các tiêu chí cơ bản sau:
1.2.1.1. Vốn tự có
- Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động của NHTM. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một NH và khả năng chống đỡ rủi ro của NH đó. NH có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu cao sẽ tạo được uy tín trên thị trường, tạo dựng được lịng tin với khách hàng. Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi ro trong kinh doanh kém.
- Ở Việt Nam, Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22.11.2006 của Chính Phủ Ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD cũng quy định chậm nhất ngày 31.12.2010 các NHTM phải đạt mức vốn pháp định tối thiểu là: 3.000 tỷ đồng. Các NHTM không đạt mức vốn pháp định này thì buộc phải sát nhập hoặc giải thể.
1.2.1.2. Quy mô và khả năng huy động vốn
Khả năng huy động vốn là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh của NHTM, thể hiện tính hiệu quả, năng động và uy tín của chính
NH đó trên thị trường. Khả năng huy động vốn tốt thể hiện NH đó đã sử dụng các công cụ huy động vốn, cũng như các sản phẩm dịch vụ bổ trợ cho công tác huy
động vốn hiệu quả, thu hút được khách hàng. Đồng thời chứng tỏ NH đó có tiềm
lực tài chính tốt, vững mạnh.
1.2.1.3. Khả năng thanh khoản của ngân hàng
- Được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán tức thì; khả
năng thanh tốn nhanh; đánh giá định tính về năng lực quản lý thanh khoản của các NHTM, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM.
- Theo chuẩn mực quốc tế, khả năng thanh toán của NH thể hiện qua tỷ lệ giữa Tài sản Có có thể thanh tốn ngay và Tài sản Nợ phải thanh tốn ngay. Trong đó Tài sản Có có thể thanh tốn ngay bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại NHTW và các NH khác, Chứng khoán sẵn sàng để bán. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng NH có thể đáp
ứng được nhu cầu rút tiền hay thanh toán tức thời với số lượng lớn hay không. Theo
thông lệ quốc tế, với mức Tài sản Có thanh khoản trên 40% tổng dư nợ tiền gửi có thể được coi là an tồn.
1.2.1.4. Khả năng sinh lời của ngân hàng
- Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của NH, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của NH.
- Chỉ tiêu mức sinh lời có thể được phân tích thơng qua những chỉ tiêu cụ thể như: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế; tốc độ tăng trưởng lợi nhuận; cơ cấu của lợi nhuận; ROE ( Return on Equity ); ROA ( Return on Assets ); Các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tương quan với chi phí …
1.2.1.5. Mức độ rủi ro
Mức độ rủi ro của các Ngân hàng được đo bằng các chỉ tiêu cơ bản sau
- Hệ số an toàn vốn (CAR – Capital Adequacy Ratio): là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có rủi ro. Hệ số an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các NHTM. Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng về tài chính càng mạnh, càng tạo được uy tín và sự tin tưởng của khách hàng.
Theo quy định của Basel III thỉ tỷ lệ này phải đạt tối thiểu 8%. Cịn tại Việt Nam, Thơng tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20.5.2010 của NHNN:“Quy định các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” tại Điều 4 cũng quy định : tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an tồn vốn riêng lẻ).
- Chất lượng tín dụng: thể hiện chủ yếu thơng qua chỉ tiêu Nợ xấu. Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN thì:“Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).” Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và an tồn hoạt động tín dụng. Về nguyên tắc nếu tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng tín dụng của NH đó
tốt, tình hình tài chính lành mạnh và ngược lại. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là nợ xấu phải được phân loại, ghi nhận và trích lập DPRR đầy đủ theo mức độ rủi ro,
đồng thời có TSBĐ kèm theo. Khơng nên tuyệt đối hoá tỷ lệ nợ xấu cao hay thấp.
- Ngồi ra cịn các chỉ tiêu khác như: Giới hạn cấp tín dụng; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần; Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn huy động..vv…
1.2.2. Năng lực sản phẩm dịch vụ
- Theo Peter S.Rose: “Thành công của một ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc
vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh
tranh”. [9]
- Với đặc trưng các sản phẩm dịch vụ giữa các NH hầu như khơng có sự khác biệt thì các NH phát huy khả năng cạnh tranh không chỉ bằng công dụng cơ bản, chất lượng của các sản phẩm dịch vụ mà còn phải bằng sự độc đáo, các tiện ích kèm theo và sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đó.
- Mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung cấp cũng là một chỉ tiêu
phản ánh năng lực cạnh tranh của một NH. Một NH có nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của NH sẽ có lợi thế cạnh tranh. Sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ một mặt tạo cho NH phát