Năng lực Marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 89 - 91)

2.4.5.1. Những thành công bước đầu trong công tác Marketing

- Nhận thức rất rõ về tầm quan trọng và vị trí của cơng tác Marketing đối với hoạt động kinh doanh NH hiện nay, do đó Vietinbank Ninh Thuận đã chủ động tiến hành công tác marketing, quảng cáo thương hiệu, hình ảnh và các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank dưới nhiều hình thức một cách hiệu quả:

+ Quảng cáo thương hiệu tại trục đường trung tâm của Thành phố Phan Rang Tháp Chàm; Thiết lập các Pano quảng cáo tại các Điểm đông dân cư.

+ Quảng cáo thông qua các Tập gấp, Tờ rơi, Thư ngỏ ..gửi cho khách hàng. + Quảng cáo tại khu vực giao dịch của Chi nhánh và Phòng Giao dịch…

- Vietinbank Ninh Thuận đã ban hành “Chính sách tiếp thị, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng”. Thơng qua đó đã quy định rất rõ các đối tượng khách hàng cần

chăm sóc, phân nhóm khách hàng, chính sách chăm sóc khách hàng …vv…làm cơ sở cho các Phòng / Tổ thực hiện.

- Căn cứ trên phân tích nhu cầu, thị hiếu và đặc tính khách hàng trên địa bàn Ninh Thuận, Vietinbank Ninh Thuận đã chủ động xây dựng các chương trình

marketing bán sản phẩm phù hợp, hấp dẫn đối với khách hàng : chương trình Tiết kiệm dự thưởng (08 năm đã tiến hành 16 lần Tiết kiệm dự thưởng của riêng Chi

nhánh); khuyến mãi thanh tốn chuyển tiền…..Có thể nói Vietinbank Ninh Thuận

đã bước đầu thành công với sản phẩm Tiết kiệm dự thưởng do Chi nhánh phát hành

riêng, nói đến Tiết kiệm dự thưởng là khách hàng nói đến Vietinbank Ninh Thuận. - Khi có các sản phẩm mới (cho vay, huy động vốn, dịch vụ) Vietinbank Ninh Thuận đều truyền thơng đến khách hàng dưới hình thức: Tập gấp, Thư ngỏ ..vv,…

- Vietinbank Ninh Thuận đã tiến hành giao nhiệm vụ cho các CBCNV trực

tiếp đi tìm kiếm khách hàng cho vay, huy động vốn và dịch vụ. Với việc cán bộ

Ngân hàng chủ động tìm đến với khách hàng đã nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng, đồng thời hạn chế bớt rủi ro trong công tác cho vay.

2.4.5.2. Những tồn tại và hạn chế trong công tác Marketing

- Một là về mơ hình tổ chức của Vietinbank khơng có thành lập bộ phận

chuyên trách về Marketing, tạo lập thị trường; mà chức năng marketing được phân cho các Phòng / Tổ nghiệp vụ tùy theo chức năng nhiệm vụ để đảm nhiệm.

Quan điểm của Vietinbank là cán bộ phải đa năng, phải tìm kiếm tiếp thị và

cung cấp trọn gói tất cả các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng (từ huy động vốn, cho vay, bán sản phẩm dịch vụ thẻ, thanh toán chuyển tiền, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ…vv…) theo mơ hình ngân hàng bán lẻ; cho nên khơng cịn gọi là “Phịng Tín dụng” mà gọi là “Phịng Khách hàng”, khơng còn “cán bộ tín dụng” mà gọi là “cán bộ quan hệ khách hàng”. Nếu tuyển dụng được những cán bộ đa

năng để làm công tác quan hệ khách hàng đáp ứng yêu cầu đặt ra là một điều lý

tưởng. Tuy nhiên thực tế, khó có cán bộ đa năng về nhiều mặt : người có khả năng về tiếp thị tạo lập thị trường, thì lại khơng có khả năng thao tác cụ thể về các mặt nghiệp vụ ( thẩm định cho vay, đòi nợ ..) ..vv..cho nên dẫn đến tình trạng cơng tác Marketing do nhiều bộ phận đảm nhiệm nhưng không chuyên, manh mún, không bài bản, khơng đồng bộ phối hợp giữa các Phịng / Tổ ….làm giảm hiệu quả của Marketing, giảm khả năng cạnh tranh.

- Hai là về nhận thức và biện pháp tiến hành; Khi nói về tầm quan trọng và tác

dụng của Marketing thì tất cả đều thống nhất nhận thức. Tuy nhiên để làm cho nhận thức đó “ngấm vào máu thịt” biến thành hành động thì cịn một khoảng cách khá xa mà đa phần CBCNV chưa đạt được. Chính vì vậy trong nhiều biện pháp triển khai các sản phẩm dịch vụ, trong hành xử với khách hàng “phi Marketing”.

- Ba là về hiệu quả của cơng tác Marketing. Mục đích hoạt động của NH cuối

cùng cũng là lợi nhuận; phải hài hịa lợi ích giữa khách hàng và lợi ích của NH. Do

đó hoạt động marketing phải tính đến hiệu quả mà nó đem lại với kết quả “định

lượng” cụ thể trên cơ sở chi phí bỏ ra, hoặc kết quả “định tính” về thương hiệu, vị thế trên của NH trên thị trường. Tuy nhiên trong các hoạt động marketing mà

Vietinbank Ninh Thuận tiến hành chưa tính đến hiệu quả đem lại khi bỏ ra chi phí, do đó chi phí cho cơng tác đối ngoại, chăm sóc khách hàng, hoạt động marketing

..vv…hàng năm rất lớn (bình quân từ 2008 đến 2011 là 3% tổng chi phí) nhưng có thể khẳng định chưa tương xứng với thu nhập đem lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)