Vai trị của cơng cụ pháp luật kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 25 - 27)

Pháp luật kinh tế có vai trị tạo ra khung pháp lý ổn định, chính thức mà trong đó các quan hệ kinh tế tự do tồn tại và phát triển, phù hợp với giá trị vốn có của nó được xã hội cần có và thừa nhận. Cụ thể, những vai trị của cơng cụ pháp luật trong quản lý kinh tế được thể hiện ở những khía cạnh sau đây25:

Thứ nhất, bằng việc xác lập cho thị trường một cơ sở pháp lý để

hoạt động, pháp luật trực tiếp bảo vệ và hỗ trợ sự điều tiết của cơ chế thị trường nhằm hướng tới các mục tiêu của quản lý kinh tế. Mặt khác, nhờ sự bảo vệ và hỗ trợ của pháp luật mà ý thức tôn trọng, tuân thủ các quan hệ kinh tế khách quan của các bên tham gia sẽ điều chỉnh những hành vi kinh tế của họ. Bởi vì, pháp luật kinh tế chính là sự tổ chức có tính nhà nước của những quan hệ kinh tế khách quan, đồng thời là điều kiện 25. Đoàn Phúc Thanh (chủ biên) (2000), Nguyên lý Quản lý kinh tế, NXB. Chính trị

để thực hiện và phát triển các quan hệ ấy. Như vậy, tác động quản lý của pháp luật khơng chỉ là sự tác động, hỗ trợ bên ngồi đối với cơ chế thị trường mà còn là sự tác động từ bên trong để hình thành khả năng thực hiện sự quản lý có khoa học đối với nền kinh tế và hoạt động có ý thức của người lao động trong các lĩnh vực kinh tế. Nói cách khác, pháp luật kinh tế có vai trị là nhân tố nội sinh điều tiết định hướng sự vận động của cơ chế thị trường.

Thứ hai, với tư cách là sự tổ chức có tính nhà nước của các quan hệ

kinh tế khách quan dưới hình thức quyền và nghĩa vụ cơ bản, pháp luật xác lập được một trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh. Mục tiêu mà quản lý kinh tế trực tiếp hướng tới là duy trì trật tự cho các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động của bộ máy quản lý kinh tế. Pháp luật kinh tế không chỉ là “hành lang” duy trì trật tự mà cịn tạo ra chính trật tự ấy. Bởi vì, quyền và nghĩa vụ mà pháp luật xác định trong các quan hệ kinh tế luôn hàm chứa những yếu tố của một trật tự. Đó là sự phân cấp và thẩm quyền, điều kiện thực hiện, phạm vi, trình tự thực hiện, những điều được làm và không được làm. Chẳng hạn, trật tự và mơi trường kinh doanh có thể bị phá hoại bởi những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh do khơng có luật bảo vệ quyển sở hữu cơng nghiệp, luật về quảng cáo và môi giới. Hay một thị trường thống nhất có thể bị phá hoại nếu như thẩm quyền quản lý của các cấp, các ngành khơng được pháp luật phân định. Điều này cũng có nghĩa pháp luật kinh tế góp phần tích cực vào việc tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế.

Thứ ba, thông qua việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ, cũng như việc

đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ ấy mà lợi ích chính đáng, quyền sở hữu của các chủ thể tham gia vào các quá trình kinh tế được thực hiện. Chẳng hạn, bằng việc ghi nhận, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng kinh tế, ghi nhận hình thức và thủ tục giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, trong phá sản doanh nghiệp mà lợi ích chính đáng của các chủ doanh nghiệp được tôn trọng và được giải quyết một cách có trật tự.

Công cụ pháp luật kinh tế không chỉ phục vụ việc quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế mà chính những văn bản quy phạm pháp luật kinh tế được nhà nước ban hành cũng trở thành công cụ quản lý quan trọng tại các đơn vị kinh tế cơ sở. Hệ thống pháp luật kinh tế là căn cứ cần thiết để các chủ thể kinh tế điều chỉnh mọi hành vi ứng xử của các cá nhân, tập thể trong đơn vị thông qua hệ thống nội quy, điều lệ doanh nghiệp, hợp đồng lao động... nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị gắn với những lợi ích chung của xã hội và chuẩn mực pháp luật. Để phát huy được những vai trị trên, cơng cụ luật pháp kinh tế phải đảm bảo tính khách quan, phù hợp với thực tiễn phát triển và yêu cầu của các qui luật kinh tế. Đồng thời, hệ thống pháp luật kinh tế phải có tính ổn định, thống nhất và có khả năng cưỡng chế cao.

Tại các đơn vị kinh tế cơ sở, các qui định pháp luật là căn cứ để các nhà quản lý ban hành các quy chế, qui định, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, là khuôn khổ giới hạn cho mọi hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung và quản lý kinh tế tại doanh nghiệp nói riêng. Theo đó, những quy chế, quy định và điều lệ hoạt động này được xem là công cụ quan trọng hàng đầu trong quản lý kinh tế của các đơn vị kinh tế cơ sở.

5.2.2. Công cụ kế hoạch

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)