Khái niệm thông tin quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 71 - 73)

- Có sự phân cơng lao động Sự phân cơng lao động cho mỗi thành

a) Khái niệm thông tin quản lý kinh tế

Khơng có một hoạt động quản lý nào dù là cấp quản lý vĩ mô hay vi mô mà tách rời được yếu tố thông tin. Thông tin được coi như hệ thống thần kinh của quản lý. Thông tin là một khái niệm đã có từ rất lâu đời. Đây là một khái niệm rất rộng. Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau nhằm giới hạn khái niệm đó lại phục vụ mục đích nghiên cứu. Cụ thể:

Thơng tin là quá trình phản ánh và tiếp nhận phản ánh, biến phản ánh thành hiểu biết, thành tri thức.

Thông tin là phạm trù phản ánh nội dung và hình thức vận động của các sự vật và hiện tượng.

Thông tin là nội dung của thế giới bên ngoài được thể hiện trong nhận thức của con người.

Thông tin là sự phản ánh nội dung và hình thức vận động, liên hệ giữa các yếu tố của một hệ thống và giữa hệ thống đó với mơi trường.

Như vậy, có thể thấy, thông tin là cơ sở của mọi hoạt động của con người. Trong những điều kiện cụ thể, hoạt động của con người diễn ra như thế nào, hiệu quả đến đâu là phụ thuộc vào những thông tin mà mỗi người có được và khả năng xử lý thơng tin của họ.

So với dữ liệu thì thơng tin khác với dữ liệu. Dữ liệu là những tin tức, tín hiệu phản ánh thực tế, được thể hiện bằng con số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh. Dữ liệu có thể được hiểu như là những thông tin thô, chưa được xử lý hay là những vật liệu để tạo nên thơng tin. Có thể ví dụ một số loại dữ liệu cơ bản như: Các tín hiệu vật chất (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tín hiệu âm thanh, tín hiệu ánh sáng...), các số liệu (số liệu thống kê, tăng trưởng kinh tế, doanh thu, lợi nhuận...), và các kí hiệu (chữ viết, hình vẽ, sơ đồ,...).

Trong khi đó, thơng tin là những dữ liệu có ý nghĩa, được rút ra từ dữ liệu thơng qua q trình xử lý phù hợp với mục đích cụ thể của người sử dụng. Thơng tin có thể bao gồm nhiều giá trị dữ liệu được tổ chức một cách phù hợp sao cho có ý nghĩa với đối tượng cụ thể, trong một ngữ cảnh cụ thể. Thông tin và dữ liệu quan hệ chặt chẽ với nhau (thông tin = dữ liệu + xử lý; xử lý thông tin quan hệ thuận với xử lý dữ liệu).

Khái niệm thông tin quản lý kinh tế:

Thông tin quản lý kinh tế là những tin tức, sự kiện hay tri thức liên quan đến hoạt động quản lý kinh tế ở cả tầm vĩ mô (quản lý nhà nước) và vi mô (quản lý sản xuất kinh doanh tại các đơn vị kinh tế cơ sở). Nó cũng mang đầy đủ nội hàm và đặc trưng chung của thông tin quản lý, nhưng giới hạn trong phạm vi quản lý kinh tế.

Về bản chất, thơng tin quản lý kinh tế chính là những thơng tin “tự nó” đã được chủ thể quản lý chuyển hóa thành thơng tin “cho ta”. Nói cách khác, sự ra đời, tồn tại và biến đổi của thông tin quản lý kinh

tế một mặt phụ thuộc vào tình hình của đối tượng quản lý, mặt khác lại phụ thuộc vào khả năng thu thập, tiếp nhận và trình độ xử lý của bản thân chủ thể quản lý.

Phân biệt thông tin quản lý kinh tế với thông tin kinh tế về mục đích sử dụng; chủ thể và đối tượng tiếp nhận, sử dụng thông tin.

Thông tin kinh tế là thông tin vận động trong các thiết chế kinh tế, các tổ chức và doanh nghiệp (gọi chung là tổ chức) nhằm phản ánh tình trạng kinh tế của các chủ thể đó.

Thơng tin quản lý kinh tế là thơng tin mà có ít nhất một cán bộ quản lý cần hoặc có ý muốn dùng vào việc ra quyết định quản lý kinh tế của mình. Ví dụ, tin tức về tình hình giá cả thị trường được thơng báo trên các bản tin đại chúng không phải là thông tin quản lý kinh tế. Nhưng nếu những tin tức về giá cả thị trường đó được chủ thể quản lý (Ủy ban vật giá Chính phủ) tiếp nhận để đưa ra chính sách về mức giá trần, giá sàn... thì đó là thơng tin quản lý kinh tế. Hay tỷ giá hối đoái trên thị trường mà các phương tiện thông tin đại chúng thông báo không phải là thông tin quản lý kinh tế. Nhưng những tin tức về tỷ giá hối đoái giao dịch mà liên ngân hàng công bố lại là thơng tin quản lý kinh tế.

Như vậy, có thể hiểu thơng tin quản lý kinh tế là những tin tức, sự

kiện hay tri thức được chủ thể quản lý thu nạp, phân tích, lưu trữ và truyền đạt để đưa ra quyết định quản lý kinh tế nhằm đạt được mục tiêu xác định trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động.

Quản lý kinh tế là quản lý con người. Mọi quá trình kinh tế đều được thực hiện thơng qua con người và vì con người. Vì vậy, thơng tin quản lý kinh tế khơng chỉ đơn thuần được cấu thành bởi những thông tin trong lĩnh vực kinh tế, mà còn được tổng hợp từ những nguồn trên các lĩnh vực chính trị - văn hóa - xã hội có liên quan đến các hoạt động kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)