Áp dụng mơ hình cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến chức năng đối với bộ máy quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 59 - 62)

- Có sự phân cơng lao động Sự phân cơng lao động cho mỗi thành

d) Áp dụng mơ hình cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến chức năng đối với bộ máy quản lý kinh tế

năng đối với bộ máy quản lý kinh tế

Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế và bộ máy quản lý tại các đơn vị kinh tế cơ sở đều áp dụng rộng rãi cơ cấu kết hợp trực tuyến - chức năng vào từng lĩnh vực quản lý của tổ chức, đơn vị. Bởi vì cơ cấu tổ chức này khắc phục những nhược điểm của cơ cấu tổ chức trực tuyến và cơ cấu tổ chức theo chức năng.

- Đối với bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế: Để nâng cao hiệu quả và hiệu lực trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp Trung ương và cấp địa phương đều phải áp dụng cả quản lý theo “chiều dọc” và “chiều ngang”. Ví dụ ở Việt Nam, cấp Trung ương, Bộ chuyên ngành chịu sự quản lý của Chính phủ theo “chiều dọc” và cùng với các bộ quản lý ngành khác theo “chiều ngang”. Cấp địa phương Sở chuyên

ngành chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh theo “chiều dọc” và cùng với các sở quản lý ngành khác theo “chiều ngang”.

- Đối với bộ máy quản lý tại các đơn vị kinh tế cơ sở thì ví dụ phịng thương mại chịu sự quản lý theo “chiều dọc” đối với nhà quản lý cấp trên và cùng với các phòng chức năng khác như: phịng tài chính, phịng nhân sự, phịng kế hoạch… theo “chiều ngang”.

6.4. CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ

Để cơ cấu tổ chức bộ máy được vận hành cần phải có sự tham gia của con người. Con người là trung tâm của quản lý nằm ở cả hai hệ thống đó là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Do vậy, mọi loại hình quản lý suy cho cùng là quản lý con người. Con người trong bộ máy quản lý kinh tế (cán bộ quản lý kinh tế) giữ vị trí quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và vận hành phát triển của bộ máy quản lý kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế đặt ra trong môi trường kinh tế luôn biến động.

6.4.1. Khái niệm, phân loại cán bộ quản lý kinh tế

a) Khái niệm

Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về cán bộ quản lý kinh tế trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, song nói chung cán bộ quản lý kinh tế là những người thực hiện chức năng quản lý trong bộ máy quản lý kinh tế. Trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, cán bộ quản lý kinh tế là những cán bộ (công chức, viên chức) làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, được bố trí trong hệ thống các cơ quan quản lý31.

Như vậy, cán bộ quản lý kinh tế là những cán bộ làm việc trong bộ máy quản lý kinh tế, họ thực hiện các chức năng quản lý trong hệ thống các cơ quan quản lý.

Cán bộ quản lý kinh tế tại các đơn vị kinh tế cơ sở có sự khác biệt so với cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế đó là mức độ ảnh hưởng của 31. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, NXB. Thống kê, Hà Nội, tr.106.

họ trong quản lý. Cán bộ quản lý kinh tế tại các đơn vị kinh tế cơ sở khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ thì mức độ và phạm vi ảnh hưởng của họ hẹp hơn, tác động chủ yếu đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị của họ. Còn đối với cán bộ quản lý kinh tế trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế thì mức độ và phạm vi ảnh hưởng của họ rộng hơn có thể tác động đến một đơn vị, một địa bàn, một vùng hoặc toàn bộ nền kinh tế.

Xuất phát từ vị trí nhiệm vụ, chức năng chuyên môn trong bộ máy quản lý kinh tế người ta có thể chia hệ thống cán bộ quản lý kinh tế thành hai nhóm cơ bản sau:

- Nhóm 1: Cán bộ quản lý kinh tế làm việc trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.

+ Cán bộ quản lý kinh tế làm việc trong cơ cấu tổ chức bộ máy

quản lý nhà nước về kinh tế là những người đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ nào đó trong bộ máy quản lý nhà nước để phân biệt với người lao động trực tiếp. Ví dụ ở Việt Nam, bộ phận cán bộ này là một bộ phận đặc biệt của đội ngũ cán bộ công chức, họ làm việc và được trả lương cho hoạt động quản lý từ nguồn ngân sách nhà nước.

+ Cán bộ quản lý kinh tế trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà

nước về kinh tế là những người đảm nhiệm một hoặc một số chức năng nhất định trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Tùy thuộc vào cơ cấu, chức năng của nhà nước theo quy định trong luật mà thẩm quyền và cơ cấu, chức danh, chức vụ của cán bộ quản lý kinh tế cũng khác nhau. Hoạt động chủ yếu của cán bộ quản lý kinh tế là tham gia vào q trình hoạch định chính sách, các chiến lược, quy hoạch, chương trình dự án phát triển kinh tế và thực hiện quản lý hoạt động kinh tế trong phạm vi cả nước hay từng địa phương, từng vùng hoặc theo ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể. Đặc điểm cán bộ quản lý kinh tế là những người lao động trí óc, lao động có tính chất phức tạp, mang tính tư duy, sáng tạo cao, là loại lao động gián tiếp tác động đến kết quả hoạt động kinh tế.

- Nhóm 2: Cán bộ quản lý kinh tế làm việc trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại các đơn vị kinh tế cơ sở.

+ Cán bộ quản lý kinh tế tại các đơn vị kinh tế cơ sở họ là những người tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện những chức năng quản trị như: chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra để công việc thực hiện đạt được một kết quả cao nhất. Ngồi ra, họ cịn phải thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách của nhà nước như: chính sách tiền lương, chính sách thu nhập, chính sách giá cả... Họ là lực lượng lao động nòng cốt, quan trọng trong các đơn vị kinh tế cơ sở đó.

+ Xét về mặt tổ chức lao động chung, họ là những người kết nối mọi cá nhân, mọi yếu tố sản xuất trong tổ chức, các thông tin mơi trường bên ngồi thành một khối thống nhất. Phải biết lường trước mọi tình huống có thể xảy ra trong tổ chức, họ phải biết công việc phải làm trong đơn vị, có trách nhiệm với cơng việc để đưa tổ chức tới các mục tiêu nhất định mà các đơn vị kinh tế cơ sở đề ra.

+ Về mặt lợi ích họ là cầu nối giữa các loại lợi ích của xã hội trong khn khổ của tổ chức: lợi ích giữa các thành viên trong một tổ chức, lợi ích của cá nhân với tập thể và xã hội, lợi ích của bản thân và gia đình họ. Xét về mặt nhận thức, họ là những người trực tiếp đưa ra những quyết định buộc tổ chức hoặc bản thân phải thực hiện. Cho nên một quyết định không đúng sẽ gây ra hậu quả không nhỏ cho mọi người trong tổ chức và xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)