- Có sự phân cơng lao động Sự phân cơng lao động cho mỗi thành
b) Về năng lực chuyên môn, năng lực công tác cá nhân
- Về năng lực chuyên môn:
Cán bộ quản lý kinh tế phải có đủ tri thức, hiểu biết để vận hành được bộ máy và triển khai các công việc, các hoạt động do mình quản lý. Có kiến thức về khoa học kinh tế, hiểu biết khoa học kỹ thuật, nắm vững luật pháp và thơng lệ, tập qn, thói quen được thừa nhận trong kinh tế, thương mại quốc tế, các kiến thức về xã hội học và khoa
học quản lý hiện đại phù hợp với lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Từng loại cán bộ quản lý kinh tế lại có yêu cầu khác nhau về tri thức. Cán bộ lãnh đạo phải có tri thức, có tư duy và tầm nhìn để tổ chức, chỉ đạo, điều hành xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp, thực hiện tốt các chính sách quản lý, sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu. Cán bộ tham mưu địi hỏi có kiến thức thức chun sâu theo chuyên ngành hoặc lĩnh vực kinh tế cụ thể được phụ trách. Cán bộ thừa hành đòi hỏi kiến thức hẹp hơn nhưng chủ yếu là các kỹ năng liên quan kỹ thuật nghiệp vụ.
- Về năng lực công tác cá nhân:
Cán bộ quản lý kinh tế phải có năng lực nhận thức, thiết kế, tổ chức, lãnh đạo, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, phải có ý chí, niềm tin vào con người và tổ chức của mình. Có khả năng quan sát, nắm bắt được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Không những cần khả năng thiết kế cơng việc, cán bộ quản lý cịn phải bao quát được nhiệm vụ tổng thể của tổ chức và cũng như nhiệm vụ cụ thể để tổ chức lao động khoa học; biết sử dụng đúng tài năng con người, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, vận hành hoạt động của tổ chức, triển khai các công việc được trôi chảy, thông suốt và hiệu quả. Cán bộ quản lý kinh tế phải có năng lực trong giáo dục, thuyết phục, uốn nắn những sai lệch và động viên con người, xử lý đúng đắn các quan hệ trong và ngoài tổ chức.