Nguyên tắc ra quyết định quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 97 - 99)

- Có sự phân cơng lao động Sự phân cơng lao động cho mỗi thành

b) Nguyên tắc ra quyết định quản lý kinh tế

- Nguyên tắc hệ thống:

Trong quá trình ra quyết định quản lý kinh tế cần luôn xem tổ chức là một hệ thống kinh tế - xã hội, khi ra quyết định quản lý phải đồng thời tính đến 3 yếu tố là: Mơi trường bên ngồi; các điều kiện bên trong của tổ chức; và các mục tiêu của tổ chức. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận cấu thành liên quan của tổ chức. Tránh sự rời rạc trong công tác tổ chức ra quyết định khiến cho các quyết định đưa ra không đồng bộ hoặc thiếu thống nhất trong các đơn vị, bộ phận hay cơ quan liên quan tới quản lý hoạt động kinh tế đó.

- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi:

Việc ra quyết định quản lý kinh tế phải gắn liền với việc xem xét nhu cầu, khả năng, cơ hội thành công, rủi ro, thất bại và bất lợi của các phương án. Trên cơ sở đó cân nhắc tồn diện, đảm bảo sự chắc chắn hợp lý về hiệu quả của các phương án. Từ đó lựa chọn được phương án tối ưu nhất trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế và trong các đơn vị kinh tế cơ sở.

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học:

Các quyết định quản lý kinh tế cần được đưa ra trên cơ sở lựa chọn từ nhiều phương án khác nhau nhằm đảm bảo lựa chọn được phương án có hiệu quả cao nhất trên cơ sở nguồn lực bỏ ra. Việc tổ chức triển khai các quyết định trong quản lý kinh tế cần tn theo trình tự, có lộ trình phù hợp. Các dự báo đưa ra phải trên cơ sở khoa học, phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường. Phương pháp ra quyết định quản lý kinh tế cần đạt được sự đồng thuận cao trong bộ máy tổ chức ra quyết định.

- Ngun tắc đảm bảo tính dân chủ:

Trong q trình lựa chọn để tìm phương án khả thi và phù hợp nhất cần có phản biện với sự tham gia của tập thể, cá nhân trong và ngoài tổ chức; xem xét nghiêm túc các ý tưởng ủng hộ hay trái ngược, để từ đó lựa chọn được phương án có được sự đồng thuận cao nhất có thể, tạo tiền đề cho việc triển khai các quyết định của nhà quản lý được nhanh chóng và hiệu quả.

- Nguyên tắc kết hợp:

Nội dung của các quyết định quản lý kinh tế được đưa ra cần kết hợp các yếu tố sau:

+ Kết hợp giữa khoa học và kinh nghiệm. + Kết hợp giữa định tính và định lượng.

+ Kết hợp giữa lợi ích kinh tế và xã hội, an ninh quốc phịng, bảo vệ mơi trường...

+ Kết hợp giữa hiện thực và sáng tạo. + Kết hợp hài hoà giữa lãnh đạo và tập thể.

Đảm bảo được sự kết hợp hài hoà các yếu tố trên cho ta thấy rõ sự kết hợp giữa yếu tố con người và kỹ thuật trong việc ra quyết định. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì nhà quản lý sẽ gặp khó khăn trong việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)