Khái niệm quyết định quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 88 - 90)

- Có sự phân cơng lao động Sự phân cơng lao động cho mỗi thành

a) Khái niệm quyết định quản lý kinh tế

Quá trình quản lý kinh tế về thực chất là quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý kinh tế, cho dù q trình đó diễn ra trong phạm vi đơn vị kinh tế cơ sở hay trên tổng thể nền kinh tế quốc dân. Có nhiều khái niệm khác nhau về quyết định quản lý kinh tế.

Quyết định quản lý kinh tế là các chỉ thị, mệnh lệnh của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, định hướng và kích thích các hoạt động kinh tế của đối tượng quản lý để thực hiện mục tiêu. Từ khái niệm này cho thấy, quyết định quản lý kinh tế là sản phẩm chủ quan của nhà quản lý. Vì thế, hiệu quả của các quyết định đó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ vận dụng quy luật khách quan - nhất là quy luật kinh tế - vào điều kiện cụ thể của đất nước, của ngành, địa phương và đơn vị kinh tế cơ sở, cũng như khả năng nắm bắt và xử lý các loại thơng tin có liên quan đến các hoạt động

kinh tế của cán bộ quản lý kinh tế các cấp. Và cũng chính vì thế mà phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý kinh tế - bao gồm cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế và cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh - được thể hiện tập trung ở việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý kinh tế.

Quyết định quản lý kinh tế cũng được hiểu đó là hành vi của chủ thể quản lý nhằm định ra mục tiêu, tính chất và chương trình hoạt động của con người, tập thể hoặc tổ chức phải thực hiện để giải quyết một vấn đề nhất định.

Ở góc độ tiếp cận theo các thuộc tính của quyết định thì quyết định quản lý kinh tế là sản phẩm lao động của các nhà quản lý, lãnh đạo; phải đảm bảo tính khoa học, khách quan; tính định hướng về mục tiêu và giải pháp thực hiện quyết định; tính tối ưu (phương án tốt nhất); tính thời gian (kịp thời, cụ thể thời gian thực hiện); phải đảm bảo tính hợp pháp (đúng thẩm quyền); chỉ rõ các cá nhân, bộ phận trong tổ chức phải triển khai và phạm vi tác động hay ảnh hưởng của quyết định.

Quyết định quản lý kinh tế cịn được hiểu là q trình xác định, lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động để giải quyết một vấn đề cụ thể nhất định thuộc phạm vi quản lý của tổ chức. Với góc độ tiếp cận này, có thể thấy mỗi quyết định quản lý kinh tế đều nhằm trả lời các câu hỏi sau đây: Quyết định nhằm giải quyết vấn đề gì? Mục tiêu cần đạt được là gì? Phải làm gì để đạt mục tiêu? Nguồn lực, thời gian cần có để thực hiện? Ai ra quyết định? Ai triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về thực hiện quyết định đó?

Từ các tiếp cận khái niệm trên, có thể hiểu: “Quyết định quản lý là

sản phẩm lao động sáng tạo của chủ thể quản lý, định ra các mục tiêu, chương trình, cách thức triển khai hoạt động của tổ chức để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cơng tác quản lý”.

Như vậy có thể thấy, quyết định quản lý là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý, mọi chủ thể quản lý đều có quyền và có trách nhiệm đề ra các quyết định quản lý theo thẩm quyền, đồng thời tổ chức và chỉ đạo

q trình triển khai thực hiện. Tồn bộ q trình quản lý, hoạt động của nhà quản lý đều tập trung ở việc đề ra và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.

Một quyết định quản lý kinh tế được coi là tối ưu khi quyết định đó lựa chọn và xác định được các phương án hợp lý nhất về khai thác các nguồn lực để phát triển kinh tế, đồng thời huy động tối đa mọi nguồn lực cho việc thực hiện các phương án đã xác định. Như vậy, cấu thành một quyết định quản lý kinh tế bao gồm hai bộ phận: thứ nhất là phương án về sản phẩm, khoa học - công nghệ, huy động và sử dụng vốn, tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết; thứ hai là cách thức tổ chức, điều khiển, định hướng, khuyến khích, kiểm tra...

Quyết định quản lý kinh tế gắn liền với phạm vi quản lý, tức là gắn với cấp quản lý. Phạm vi quản lý càng lớn, nghĩa là sự bao quát của chủ thể quản lý đối với các hoạt động kinh tế càng rộng thì sự thành cơng do quyết định quản lý mang lại sẽ càng lớn. Ngược lại, nếu quyết định quản lý khơng phù hợp thì những thiệt hại do nó gây ra càng nghiêm trọng. Điều đó đặt ra một u cầu mang tính khách quan là, các quyết định quản lý kinh tế ở cấp càng cao càng phải được đầu tư chuẩn bị công phu và thận trọng. Thông thường, phạm vi tác động của các quyết định quản lý nhà nước thường rộng hơn nhiều so với các quyết định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế - xã hội, từng địa phương, từng ngành, từng cấp cho đến từng cá nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)