Là một trong những công cụ quản lý kinh tế của nhà nước, các chính sách kinh tế có vai trị hết sức quan trọng thể hiện ở những chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, chức năng định hướng. Chính sách kinh tế xác định
những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế, vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề chính sách kịp thời và hiệu quả. Điều này có nghĩa các chính sách kinh tế góp phần định hướng hành vi của các chủ thể kinh tế để cùng hướng tới mục tiêu chung mà chính sách đề ra.
Thứ hai, chức năng điều tiết. Chính sách kinh tế được nhà nước
ban hành để giải quyết những vấn đề bức thiết phát sinh trong hoạt động kinh tế nói riêng và đời sống kinh tế - xã hội nói chung, nó điều tiết những mất cân đối, những hành vi không phù hợp nhằm tạo ra hành lang hợp lý, công bằng, ổn định cho các hoạt động kinh tế theo mục tiêu đã đề ra. Trong nền kinh tế thị trường, các khuyết tật vốn có của nó như sự phát triển bất ổn định và cân đối, tình trạng độc quyền, phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp… là những vấn đề ln địi hỏi có những chính sách kịp thời để điều tiết.
Thứ ba, chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển. Để phát triển nền
kinh tế, nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và nâng cấp các yếu tố tiền đề quyết định sự phát triển như giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, hệ thống thông tin, các cam kết quốc tế, các thị trường vốn… Thơng qua các chính sách đi tiên phong trong các lĩnh vực mới, địi hỏi đầu tư lớn, có độ mạo hiểm cao và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng tham gia thơng qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp như hỗ trợ về vốn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ mới...
Thứ tư, chức năng khuyến khích sự phát triển. Mỗi chính sách kinh
tế khi hướng vào giải quyết một vấn đề bức thiết cũng chính là đã tạo ra cho chính đối tượng quản lý một sự phát triển. Đồng thời, khi giải quyết một vấn đề thì chính sách đó lại tác động lên vấn đề khác và làm nảy sinh những nhu cầu phát triển mới.