Phân loại cán bộ quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 62 - 66)

- Có sự phân cơng lao động Sự phân cơng lao động cho mỗi thành

b) Phân loại cán bộ quản lý kinh tế

Phân loại cán bộ quản lý kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý cán bộ ở tất cả các khâu tuyển dụng, bố trí sắp xếp, điều chuyển, bổ sung trong bộ máy tổ chức cũng như khâu đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch phát triển, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh trong bộ máy quản lý kinh tế. Cán bộ quản lý kinh tế có thể được phân loại như sau:

- Theo tính chất cơng việc, cán bộ quản lý kinh tế có các bộ phận sau:

+ Cán bộ lãnh đạo: Đây là những cán bộ giữ vị trí chỉ huy trong điều hành công việc của cơ quan quản lý kinh tế. Là những người đứng

đầu tổ chức hoặc phân hệ trong tổ chức, họ có quyền ra quyết định, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong một cơ quan quản lý kinh tế cũng như đối với cấp trên.

Cán bộ lãnh đạo trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý kinh tế. Mức độ ảnh hưởng của cán bộ lãnh đạo của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là rất lớn, phạm vi ảnh hưởng có thể là một địa phương, một vùng hoặc toàn bộ xã hội như: quyết định của Bộ trưởng, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh...

Đối với bộ máy quản lý kinh tế tại các đơn vị kinh tế cơ sở mức độ ảnh hưởng của cán bộ lãnh đạo hẹp hơn, chỉ ảnh hưởng đến phạm vi đơn vị kinh tế cơ sở của họ: Lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của đơn vị; thu nhập, việc làm, môi trường làm việc của người lao động...

+ Cán bộ chuyên mơn: Họ là những người có trình độ chun mơn kỹ thuật, có khả năng nghiên cứu, đề xuất những phương hướng, quan điểm và thực thi công việc chuyên môn phức tạp. Cán bộ lãnh đạo không bao quát hết những vấn về liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể, nên rất cần đội ngũ cán bộ giỏi về chun mơn, có năng lực nghiên cứu, phân tích chuyên sâu để tham vấn. Ví dụ, ở cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, cán bộ này cấu thành đội ngũ chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, cán bộ tham mưu và các cán bộ ở các phòng ban trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

+ Cán bộ thi hành công vụ nhân danh quyền lực nhà nước: Là những cán bộ bản thân họ khơng có thẩm quyền ra các quyết định như các cán bộ lãnh đạo. Trong công việc họ là những người thi hành công vụ. Họ được trao những thẩm quyền nhất định trong phạm vi cơng tác khi làm nhiệm vụ. Ví dụ cán bộ quản lý thị trường, họ có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hàng hóa bán trên thị trường theo quy định của pháp luật, khi thực hiện nhiệm vụ, họ có quyền bắt người khác phải thực hiện luật pháp.

Cán bộ thi hành công vụ là lực lượng đông đảo trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Để cho lực lượng này phát huy được khả năng và thực hiện tốt nhiệm vụ trong công việc cần phải đổi mới cơ chế và hoàn thiện hơn các thủ tục hành chính theo phương châm nhanh gọn, tránh rườm rà, hách dịch trong thi hành công vụ.

- Theo trình độ đào tạo, cán bộ quản lý kinh tế được chia thành: Cán bộ quản lý kinh tế có trình độ đào tạo chun mơn có trình độ từ đại học trở lên; cán bộ quản lý kinh tế có trình độ đào tạo chun mơn cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; cán bộ quản lý kinh tế có trình độ đào tạo sơ cấp.

- Theo lĩnh vực công tác/ngành kinh tế: Cán bộ quản lý kinh tế ở lĩnh vực công nghiệp, các phân ngành trong lĩnh vực công nghiệp; cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, các phân ngành trong nông nghiệp; cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ, các phân ngành dịch vụ, các doanh nghiệp nhà nước. Trong các đơn vị kinh tế cơ sở, có các cán bộ phụ trách kế hoạch, tài chính - kế tốn, thương mại, nhân sự...

- Phân loại khác: Theo độ tuổi (cán bộ lâu năm, cán bộ có độ tuổi

trung bình, cán bộ trẻ), giới tính (cán bộ nam và cán bộ nữ), cấp quản lý (cán bộ quản lý cấp cao, cán bộ quản lý cấp trung gian và cấp cơ sở).

6.4.2. Vai trò của cán bộ quản lý kinh tế

Cán bộ quản lý kinh tế có vai trị rất quan trọng, quyết định đến việc hoạch định, thực thi, kiểm tra giám sát chính sách, pháp luật của nhà nước, đến mục tiêu, hiệu quả kinh tế và kinh doanh của tổ chức. Cụ thể, cán bộ quản lý kinh tế có một số vai trị cơ bản sau:

Thứ nhất, tham gia hoạch định đường lối, chính sách, các chiến

lược, quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xây dựng khung khổ pháp luật cho hoạt động kinh tế của đất nước. Còn tại các đơn vị kinh tế cơ sở họ là những người đưa ra các chiến lược, kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất với việc sử dụng nguồn lực một cách tối ưu. Họ cũng là những người thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước đối xã hội và người lao động.

Thứ hai, tổ chức thực hiện, biến chủ trương, đường lối, chính sách,

các chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế thành hiện thực.

Trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, cán bộ quản lý là nhân tố quyết định thành bại của quá trình triển khai thực hiện pháp luật của nhà nước, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Về lý luận cũng như thực tiễn đã chỉ ra rằng: Thành cơng hay khơng đều có ngun nhân gốc rễ là do cán bộ tốt hay xấu về phẩm chất, giỏi hay kém về năng lực trong các lĩnh vực, phạm vi quản lý được phân công phụ trách. Tại các đơn vị kinh tế cơ sở họ là những người chấp hành đúng pháp luật của nhà nước, khơng ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo và hồn thành nhiệm vụ trong tổ chức.

Thứ ba, là cầu nối giữa nhà nước, chính quyền với người dân, với

doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân khác trong hoạt động kinh tế. Cán bộ quản lý kinh tế là người trực tiếp triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về kinh tế. Một mặt họ là người hướng dẫn, giải đáp, tư vấn cho người dân, các doanh nghiệp và chủ thể khác tham gia hoạt động kinh tế về chính sách, pháp luật. Mặt khác, họ cũng là người tiếp nhận những phản hồi của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể hoạt động kinh tế khác đối với nhà nước.

Vai trò cầu nối đối với cán bộ quản lý kinh tế tại địa phương được thể hiện không chỉ giữa doanh nghiệp với chính quyền, mà cịn là cầu nối giữa chính quyền địa phương với Chính phủ, giữa địa phương với Trung ương. Còn tại các đơn vị kinh tế cơ sở họ là cầu nối giữa các thành viên với nhau, tạo ra một sức mạnh tập thể để triển khai những chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Thứ tư, góp phần tạo động lực kích thích phát triển kinh tế, là nhân

tố đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước thành cơng. Vai trị của cán bộ quản lý kinh tế rất quan trọng nó quyết định đến hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật của quản lý nhà nước nói riêng cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung. Hiện nay, tại các đơn vị kinh tế cơ sở thì các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngồi đã đóng góp lớn và tác động tích cực đến phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Chính vì vậy, cán bộ quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp này có vai trị kích thích sản xuất kinh doanh, tạo ra được nhiều sản phẩm mới có giá trị, chất lượng và thương hiệu nhờ đó thúc đẩy gia tăng xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Thứ năm, có khả năng đưa ra các phương án tối ưu nhằm sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực trong lĩnh vực kinh tế làm giảm chi phí trong q trình sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế.

6.4.3. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý kinh tế

Do vai trị, vị trí cơng việc đảm nhiệm mà đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý kinh tế phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)