Trong bất kỳ một hệ thống nào, cơ cấu là hình thức cấu tạo bên trong của nó, bao gồm sự sắp xếp vị trí giữa các phân tử và các phân hệ trong hệ thống cùng mối quan hệ ràng buộc giữa chúng. Trong khi đó, tổ chức lại được hiểu là một tập hợp gồm nhiều người, được bố trí, sắp xếp và liên kết với nhau theo một cách thức nhất định để hoàn thành mục tiêu chung. Tổ chức là hoạt động cần thiết để xác định cơ cấu, guồng máy của một hệ thống, xác định những cơng việc phù hợp với
từng nhóm, từng bộ phận và giao phó các bộ phận cho các nhà quản trị hay người chỉ huy với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ được giao. Do vậy, cơ cấu tổ chức là mơ hình của tổ chức được phân chia, các nguồn lực được sắp xếp, con người và các bộ phận được phối hợp nhằm thực hiện các mục tiêu kế hoạch. Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nói chung được hiểu là hệ thống các bộ phận, các phân hệ, cá nhân với trách nhiệm quyền hạn nhất định được phân công thực hiện điều hành mọi hoạt động của tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý còn thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận, phân hệ, cá nhân như tính chun mơn hóa, tính phối hợp, quyền hạn và trách nhiệm trong đó sự ảnh hưởng của mỗi bộ phận, phân hệ tới cả bộ máy như thế nào.
Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh
tế được hiểu là một hệ thống bao gồm các bộ phận quản lý trong các đơn vị kinh tế hay cấp độ quản lý khác nhau của nền kinh tế với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm khác nhau nhưng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí theo từng khâu và từng cấp quản lý tạo thành một chỉnh thể nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế xác định.
Như vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nói chung bao giờ cũng gồm nhiều bộ phận quản lý hợp thành. Các bộ phận đó có tính độc lập tương đối về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm quản lý, nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung của toàn hệ thống. Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý có hai mối liên hệ cơ bản, đó là liên hệ ngang và liên hệ dọc. Theo liên hệ ngang thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chia thành các khâu quản lý khác nhau, ví dụ như trong các đơn vị kinh tế cơ sở thì đó là các khâu kế hoạch, vật tư kỹ thuật, tài chính, thương mại, tổ chức... Các khâu này do từng bộ phận đảm nhiệm và chịu sự lãnh đạo của mỗi cấp quản lý nhất định. Giữa các khâu có mối quan hệ hợp tác trong sự phân công lao động quản lý của từng cấp. Theo liên hệ dọc, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được chia thành các cấp quản lý. Trong quản lý của nhà nước về kinh tế, đó là quản lý kinh tế cấp trung ương, cấp địa phương... Tương tự, theo liên hệ
dọc, tại các đơn vị kinh tế cơ sở được phân chia theo cấp: Ban giám đốc, phòng, tổ... Trong mỗi cấp quản lý lại bao gồm nhiều khâu và các khâu quản lý này lại có quan hệ với nhau giữa các cấp.