Đoàn Phúc Thanh (chủ biên) (2000), Nguyên lý Quản lý kinh tế, NXB Chính trị

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 29 - 31)

Thứ hai, gắn kế hoạch với thị trường. Như trên đã đề cập, kế hoạch

là những quyết định cho tương lai, là sự lựa chọn có tính khả thi mà không phải đã là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu tuyệt đối hóa kế hoạch dễ gây ra “đường mòn” trong suy nghĩ và hành động của chủ thể quản lý, dẫn tới hạn chế tính sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo trong các hoạt động điều hành quản lý. Song, điều phi lý không phải là quản lý bằng kế hoạch mà là tuyệt đối hóa kế hoạch. Để hạn chế sự phi lý đó thì cách tốt nhất là phải gắn kế hoạch với thị trường, coi thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch.

Thứ ba, chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch hướng dẫn là

chủ yếu (ở tầm vĩ mô nền kinh tế). Nội dung kế hoạch luôn bao hàm những yếu tố khống chế, đó là sự khống chế về mục tiêu, quy mô, tiến độ, định mức... Trong khi đó, nền kinh tế thị trường ln luôn chịu sự tác động của mơi trường bên ngồi lẫn các yếu tố bên trong. Bởi vậy, kế hoạch chỉ nên bao gồm những khống chế cần thiết đủ định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế. Hoặc kế hoạch chỉ đề cập đến những vấn đề đang được đặt ra cần phải tháo gỡ để phát triển kinh tế, ví dụ vấn đề thị trường, tiền vốn, tiến bộ khoa học và cơng nghệ… Mặt khác, ngồi những yếu tố khống chế, kế hoạch cần bao gồm những yếu tố mở cần thiết nhằm khuyến khích tính năng động của người thực hiện và hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra do các yếu tố khống chế của kế hoạch mang lại.

Thứ tư, coi trọng các hoạt động tiền kế hoạch. Để cho nội dung kế

hoạch bảo đảm tính sát thực của nó, chủ thể quản lý phải quan tâm thích đáng đến cơng tác tiền kế hoạch. Đó là q trình nghiên cứu, thăm dò để đưa ra các dự báo về các nguồn lực có thể khai thác được, về thị trường; về sự phát triển của khoa học và cơng nghệ ở trong nước và trên thế giới...

Ngồi ra, cơ chế thị trường còn đòi hỏi phải phân định chức năng kế hoạch của nhà nước và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy hoạt động kế hoạch các cấp phải được xây dựng theo

hướng tinh giản, linh hoạt và hiệu quả cao. Đặc biệt, kế hoạch vĩ mô phải bao quát hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế.

Tại các đơn vị kinh tế cơ sở, chiến lược và kế hoạch hoạt động kinh doanh cần được xây dựng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, xuất phát từ nhu cầu của thị trường, phù hợp với thực lực, tiềm năng và lợi thế phát triển của đơn vị.

5.2.3. Cơng cụ chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)