Nghĩa nhận thức trong xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 68 - 71)

- Có sự phân cơng lao động Sự phân cơng lao động cho mỗi thành

e) nghĩa nhận thức trong xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta

kinh tế ở nước ta

Cán bộ quản lý kinh tế là nhân tố quyết định đến sự thành công trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế. Do vậy, một mặt cần phải

xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đủ về số lượng và cơ cấu. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cần phải đảm bảo về mặt chất lượng đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí về phẩm chất, năng lực, các kỹ năng cần thiết được công nhận từ các cơ sở giáo dục, đào tạo hợp pháp.

Phẩm chất và năng lực cán bộ quản lý kinh tế là yêu cầu quan trọng nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trình độ đào tạo chỉ được thể hiện trên thực tế ở năng lực từng cá nhân trong đội ngũ cán bộ khi thực hiện hoạt động quản lý. Càng ở nấc thang quản lý cấp cao càng cần phải đề cao phẩm chất và năng lực quản lý, điều hành. Ở nấc thang thấp hơn, cấp dưới trong hệ thống cấp bậc quản lý địi hỏi cao hơn về mặt chun mơn.

Cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cán bộ quản lý về phẩm chất và năng lực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước trong từng giai đoạn. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cấp chiến lược vừa có “tầm” và có “tâm”.

Cần cụ thể hóa các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý kinh tế theo các cương vị gắn liền với chức trách được giao.

Các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, trình độ, kỹ năng của cán bộ quản lý kinh tế phải được thể hiện trong tồn bộ cơng tác cán bộ, trong đó đặc biệt quan trọng là khâu đánh giá cán bộ. Trên cơ sở đó thu hút, sử dụng, đãi ngộ những người có đức, có tài, thay thế hoặc loại bỏ cán bộ quản lý kém về năng lực và phẩm chất, vi phạm các khuyết điểm nghiêm trọng.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

Câu 1. Phân tích cơ sở khoa học và những yêu cầu cơ bản của việc

hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế. Ý nghĩa nhận thức vấn đề này trong thực tiễn xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta.

Câu 2. Phân tích các loại hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh

tế. Liên hệ thực tiễn việc vận dụng các loại hình cơ cấu tổ chức đó trong thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế và tại các đơn vị kinh tế cơ sở.

Câu 3. Nêu các phân loại cán bộ quản lý kinh tế. Ý nghĩa của việc

nghiên cứu vấn đề này trong đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay.

Câu 4. Phân tích vai trị và những yêu cầu đặt ra đối với cán bộ

quản lý kinh tế. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CHƯƠNG

1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình Khoa

học quản lý, NXB Lý luận chính trị, H.

2. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2016),

Giáo trình Quản lý học, NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, H.

3. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, NXB Thống kê, H.

4. Đỗ Hoàng Toàn (2012), Quản trị học, NXB Lao động - Xã hội, H. 5. Đoàn Phúc Thanh (chủ biên) (2000), Nguyên lý Quản lý kinh tế,

Chương 7

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)