Yêu cầu đối với quyết định quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 94 - 97)

- Có sự phân cơng lao động Sự phân cơng lao động cho mỗi thành

a) Yêu cầu đối với quyết định quản lý kinh tế

Có nhiều loại quyết định quản lý kinh tế, nhưng dù ở loại quyết định nào cũng phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất: Quyết định quản lý kinh tế phải có tính khách quan và

khoa học.

Với yêu cầu này, đòi hỏi quyết định quản lý kinh tế phải phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, đặc biệt là các quy luật của kinh tế thị trường; dựa vào sự phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội; những định hướng lớn của nhà nước; xu thế và kinh nghiệm của thế giới - nghĩa là phải bảo đảm những thơng tin chính xác, đủ để xây dựng quyết định quản lý kinh tế.

Những cơ sở khoa học chủ yếu của việc ban hành quyết định quản lý bao gồm:

- Yêu cầu của các quy luật khách quan: Q trình quản lý nói chung, q trình ra quyết định quản lý nói riêng luôn phải dựa trên cơ sở sự nhận thức và vận dụng yêu cầu của hệ thống các quy luật (quy luật cung - cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh…), nếu không vận dụng đúng yêu cầu, hoặc không nhận thức được quy luật sẽ dẫn đến những quyết định quản lý sai lầm.

- Mục tiêu của tổ chức: Một quyết định hợp lý không thể mâu thuẫn với mục tiêu mà phải hướng về mục tiêu, góp phần thực hiện hệ thống mục tiêu đã được xác định của tổ chức.

- Thực lực và tiềm năng phát triển của tổ chức: Quyết định phải phù hợp với điều kiện cụ thể của tổ chức hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai, do đó khi ban hành quyết định phải tính đến các yếu tố đảm bảo thực hiện khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ khoa học cơng nghệ, trình độ đội ngũ quản lý, trình độ người lao động...

- Kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất của các nhà quản lý: Là các yếu tố quan trọng cần phát huy để đảm bảo chất lượng và sự thành công của quyết định quản lý.

- Đặc điểm xu thế phát triển của thời đại và của đối tượng quản lý. - Thực trạng của mơi trường kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội hay của doanh nghiệp (thơng tin nguồn vốn, trình độ khoa học - cơng nghệ, trình độ tay nghề v.v...).

Nói chung, một quyết định quản lý kinh tế có tính khoa học địi hỏi phải được đề ra trên cơ sở một lượng thơng tin đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy; bao gồm cả những thông tin về cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn liên quan đến quyết định đó.

Thứ hai: Quyết định quản lý kinh tế phải bảo đảm tính thống nhất

và tồn diện.

Hoạt động kinh tế có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế, các

quyết định quản lý kinh tế phải có mối liên hệ hữu cơ, bao gồm liên hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa quyết định trước và quyết định sau, giữa các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế. Trong cùng một khoảng thời gian nhất định, các quyết định quản lý kinh tế không được chồng chéo hoặc mâu thuẫn mà cần có sự phối hợp, liên kết với nhau tạo thành hiệu lực chung của tồn bộ q trình ra quyết định quản lý kinh tế. Các quyết định quản lý được ban hành về cùng một vấn đề ở những thời điểm khác nhau cần quy định rõ ràng những nội dung thay thế, hoặc sửa đổi trong quyết định mới ban hành so với các quyết định trước đó. Nếu ban hành dưới hình thức văn bản thì cần tiến hành xử lý văn bản cũ để các đối tượng liên quan dễ dàng theo dõi và triển khai thực hiện thống nhất. Ngồi ra, tính thống nhất và tồn diện còn đòi hỏi các quyết định quản lý kinh tế phải bao quát các yếu tố kinh tế, xã hội bởi vì các quyết định đó bao giờ cũng hướng vào con người, tác động tới lợi ích vật chất và các nhu cầu về mặt tinh thần.

Thứ ba: Quyết định quản lý kinh tế phải đúng thẩm quyền.

Quyết định quản lý kinh tế gắn liền với quyền hạn của mỗi cấp, mỗi ngành trong nền kinh tế. Vì thế, mỗi cấp khơng được ra quyết định quản lý vượt quá chức năng, thẩm quyền quy định, đồng thời cũng không được ỷ lại cấp trên đối với những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Cơ quan quản lý cấp trên khơng được lạm dụng quyền để can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới. Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế không can thiệp sâu vào các quyết định mang tính chất tác nghiệp hàng ngày của đơn vị kinh tế cơ sở như trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây.

Thứ tư: Quyết định quản lý kinh tế phải kịp thời, ngắn gọn và

chính xác.

Để hướng dẫn, khuyến khích, động viên kịp thời các hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày ở các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, chủ thể quản lý phải đưa ra quyết định quản lý đúng lúc và nhanh nhạy. Trong nền kinh tế thị trường, điều này lại càng trở nên cần thiết do sự thay đổi thường xuyên của nhu cầu thị trường và sự tác động của nhiều

yếu tố mang tính chất tình huống. Tính ngắn gọn, chính xác yêu cầu quyết định quản lý dù được ban hành dưới hình thức nào cũng đều phải được thể hiện rõ ràng, dễ nhớ, dễ hiểu đối với những đối tượng tiếp nhận và thực hiện, tránh tình trạng hiểu sai hoặc hiểu khác nhau, từ đó khơng thống nhất trong q trình thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng ý đồ của chủ thể quản lý, khắc phục tình trạng có nhiều cách hiểu khác nhau, do đó cách triển khai công việc cũng khác nhau đối với cùng một quyết định quản lý kinh tế. Điều này có liên quan đến khả năng soạn thảo văn bản của các cấp quản lý và trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ của đối tượng quản lý, nhất là đối với cấp cơ sở.

Thứ năm: Quyết định quản lý kinh tế phải đảm bảo tính kinh tế và

tính giáo dục.

Tính kinh tế của các quyết định quản lý kinh tế được quy định bởi những chi phí có liên quan đến việc thu thập và xử lý thơng tin để hình thành nghị định, chỉ thị, nghị quyết... và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Tuy nhiên, yếu tố cơ bản quy định tính kinh tế của các quyết định quản lý kinh tế vẫn là hiệu quả kinh tế - xã hội mà chúng mang lại. Mặt khác, các quyết định quản lý kinh tế phải có tính giáo dục, tính nhân văn. Q trình thực hiện quyết định quản lý kinh tế là quá trình định hướng phát triển nhân cách và tâm lý của tập thể người lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)