Bản chất và vai trị của cơng cụ kế hoạch trong quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 27 - 29)

Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai, theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai. Trong quản lý kinh tế, với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, kế hoạch là

một chương trình hành động của chủ thể quản lý bao gồm việc xác định mục tiêu, các điều kiện và cách thức, biện pháp cần thiết để thực hiện và đạt được mục tiêu đó một cách tối ưu. Việc làm đó có thể được chủ

thể quản lý thực hiện ở các cấp độ quản lý khác nhau tùy thuộc vào phạm vi phụ trách, có thể là ở một đơn vị kinh tế, một ngành, địa phương hay trên phạm vi cả nước. Về bản chất, kế hoạch là các quyết định của chủ thể quản lý về mục tiêu, biện pháp và các đảm bảo vật chất cần thiết

để thực hiện mục tiêu đó trong một thời kỳ nhất định. Điều này có nghĩa kế hoạch là một cơng cụ quản lý có tính định hướng trong tổ chức và điều khiển các hoạt động kinh tế.

Ở phạm vi vĩ mô, kế hoạch nhà nước nói chung là cơng cụ hướng tới thực hiện các nhiệm vụ: Bảo đảm những đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, đảm bảo các cân đối tổng thể nền kinh tế, điều tiết hoạt động sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Kế hoạch vĩ mơ của nhà nước bởi vậy mang tính định hướng, hướng dẫn và gián tiếp là chủ yếu. Cịn ở phạm vi vi mơ, kế hoạch của các đơn vị kinh tế cơ sở là kế hoạch kinh doanh, phương án hoạt động phù hợp với yêu cầu của thị trường cũng như những chính sách điều tiết vĩ mơ của nhà nước. Mục tiêu của kế hoạch của các đơn vị kinh tế cơ sở là đạt được lợi nhuận cao và phát triển bền vững.

Vai trị của cơng cụ kế hoạch trong quản lý kinh tế được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, nhờ kế hoạch mà chủ thể quản lý và đối tượng quản lý

biết được mục tiêu và lựa chọn giải pháp thích hợp để đạt tới mục tiêu đó một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Ở phạm vi vĩ mô, kế hoạch tạo ra khuôn khổ, đường hướng và xác lập một ngơn ngữ chung, qua đó mọi chủ thể, tổ chức, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế cũng như các cá nhân trong hệ thống/tổ chức kinh tế hành động tự giác, chủ động và thống nhất.

Thứ hai, kế hoạch là những tư duy và tầm nhìn chiến lược, bao quát

để hướng tới tương lai trên cơ sở những tiên đoán của chủ thể quản lý đối với sự phát triển của đối tượng quản lý trong bối cảnh ln có sự thay đổi của môi trường hoạt động. Bởi vậy, công cụ kế hoạch góp phần hình thành tư duy nhìn xa, trơng rộng cho nhà quản lý. Hay nói cách khác, cơng cụ kế hoạch có vai trị hình thành tầm nhìn chiến lược cho nhà quản lý, giúp họ phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động, có tính tốn và dự báo khoa học, phù hợp và tối ưu nhất ở mọi hoàn cảnh thay đổi trong quá trình vận động và phát triển của đối tượng quản lý.

Thứ ba, kế hoạch không chỉ là một cơng cụ quản lý mà cịn là căn

cứ để tổ chức bộ máy quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả các hoạt động quản lý kinh tế.

Bên cạnh những vai trị trên, bản thân cơng cụ kế hoạch cũng có tính hai mặt. Nếu kế hoạch khơng chính xác, thiếu cơ sở khoa học sẽ gây hậu quả xấu cho sự phát triển của một nền kinh tế cũng như đối với một đơn vị kinh tế cơ sở. Đặc biệt là khi các yếu tố ngẫu nhiên, yếu tố khách quan tác động làm đảo lộn mọi dự kiến ban đầu thì hậu quả đó càng trở nên nghiêm trọng. Mặt khác, trong một số trường hợp, các chương trình mục tiêu, các phương án hành động dễ gây ra “đường mòn” trong suy nghĩ và hành động của chủ thể quản lý. Từ đó, hạn chế tính năng động, linh hoạt và mềm dẻo trong các hoạt động kinh tế, nhất

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)