Yêu cầu đối với các chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 33 - 35)

Để các chính sách kinh tế phát huy được những vai trị nói trên, trở thành cơng cụ quản lý kinh tế quan trọng của nhà nước, các chính sách kinh tế phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, đảm bảo tính khách quan. Mặc dù các chính sách kinh tế

là sản phẩm chủ yếu của nhà nước, song chúng phải được xây dựng trên cơ sở đòi hỏi của các qui luật khách quan, có tính sáng tạo và khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước, bối cảnh kinh

tế quốc tế. Bởi vậy, người làm chính sách phải có năng lực chun mơn tốt, có phẩm chất chính trị và kinh nghiệm thực tiễn vững vàng. Thực tiễn đã chứng minh, đảm bảo tính khách quan trong hoạch định chính sách là một trong những yếu tố quan trọng nhất đem lại tính hiệu lực và hiệu quả cho chính sách trong thực hiện.

Thứ hai, tính đồng bộ và hệ thống. Các hiện tượng và quá trình

kinh tế khơng tồn tại biệt lập mà ln có mối quan hệ và tác động qua lại với nhau. Do đó các chính sách kinh tế cần được xây dựng đồng bộ để đảm bảo cho cơ chế quản lý được vận hành trơi chảy và có hiệu quả, khai thác và phát huy tối ưu mọi tiềm năng có thể có cho sự phát triển. Các chính sách kinh tế ở các lĩnh vực khác nhau cần được kết hợp với nhau thành một hệ thống, phối hợp và thúc đẩy sự phát triển lẫn nhau. Các chính sách cụ thể cần phải thống nhất, ăn khớp, phù hợp và hướng tới mục tiêu chung, dài hạn của toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

Thứ ba, tính thực tiễn. Các chính sách kinh tế đi vào cuộc sống,

được các chủ thể kinh tế và tồn xã hội đón nhận sẽ là cơ sở quyết định sự thành cơng của chính sách. Để các chính sách kinh tế có tính thực tiễn cao, một mặt các chính sách xây dựng phải dựa trên sự nhận thức đúng đắn các qui luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác, phải bám sát đặc điểm và bối cảnh thực tiễn, đặc biệt là của đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của chính sách. Đồng thời, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn những bài học kinh nghiệm từ nước ngồi, cũng như bài học kinh nghiệm từ chính bản thân nền kinh tế của chúng ta trong quá khứ đã trải qua.

Thứ tư, tính hiệu quả kinh tế - xã hội. Mỗi chính sách kinh tế đều

phải hướng tới mục tiêu đem lại cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội. Trong một số trường hợp, để đạt được hiệu quả kinh tế đôi khi phải đánh đổi một sự trả giá về mặt xã hội nhất định. Tuy nhiên, nếu chính sách kinh tế ban hành hợp lý thì mục tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội mang lại thường có sự thống nhất với nhau và thúc đẩy lẫn nhau, đặc biệt là trong dài hạn hoặc xem xét trên diện rộng. Bởi vậy, các chính sách kinh tế ban hành phải cân nhắc một các đầy đủ cả hai mục

tiêu là hiệu quả về kinh tế và xã hội, sự đánh đổi về mặt xã hội có thể chỉ là tạm thời và có thể chấp nhận được để hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài.

Thứ năm, tính chính trị. Mỗi quốc gia đều lựa chọn mơ hình phát triển kinh tế và dựa trên thể chế chính trị riêng. Bởi vậy, các chính sách kinh tế ban hành phải bám sát và phục vụ mục tiêu, thực hiện thành công chủ trương, đường lối của đảng cầm quyền và mơ hình phát triển kinh tế chung của đất nước.

Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội phát triển đất nước theo mơ hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh”. Vì vậy, các chính sách kinh tế của nhà nước đề ra và thực

hiện phải căn cứ vào đường lối chính trị, chủ trương và những định hướng chính sách của Đảng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 2 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)