- Có sự phân cơng lao động Sự phân cơng lao động cho mỗi thành
c) Về phẩm chất đạo đức, tác phong
Đạo đức là chuẩn mực hành vi của con người được xã hội chấp nhận. Cán bộ quản lý kinh tế phải có đạo đức trong điều hành cơng việc, đó là những chuẩn mực nhất định về hành vi sinh hoạt, ứng xử, quan hệ xã hội. Đồng tình ủng hộ, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề lợi ích kinh tế. Ngồi ra, đạo đức của người cán bộ quản lý kinh tế tạo nên uy tín của họ trong tổ chức nói chung và những người dưới quyền.
Trong quản lý, ngoài những chuẩn mực đạo đức thì tác phong của cán bộ quản lý ngày càng trở lên cần thiết và quan trọng. Cán bộ quản lý kinh tế có tác phong phù hợp với cương vị công tác khi thực thi nhiệm vụ, giải quyết công việc sẽ gây được thiện cảm của người dưới quyền và xung quanh, nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Cán bộ quản lý kinh tế có đạo đức, tác phong tốt tạo được niềm tin cho cấp dưới, cho đồng nghiệp, tạo uy tín cho tổ chức. Ngược lại, cán bộ đạo đức không tốt, tác phong chậm chạp, không sâu sát công việc, khơng hịa hợp trong việc xử sự các mối quan hệ thường tạo ra hiệu suất làm việc thấp.
Đạo đức, tác phong thể hiện qua phương pháp và nghệ thuật xử sự của cán bộ quản lý khi thực hiện nhiệm vụ hoặc xử lý công việc. Tác phong thể hiện ở sự sâu sát, nhanh nhạy, cách xử sự bình tĩnh, hợp lý, hợp tình, chính xác và chắc chắn, tự tin trong các bối cảnh hay tình huống cụ thể khi cán bộ quản lý thực thi nhiệm vụ.